Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Ung thư dạ dày là một căn bệnh ghê sợ mà nhắc đến nó nhiều người như thấy án tử. Vậy nên câu hỏi “Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?” cũng là sự trăn trở lớn nhất của bệnh nhân và người nhà. Mời bạn đọc của GHV KSOL cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Ung thư dạ dày là gì? Các triệu chứng để nhận biết mắc bệnh?

Để trả lời được vấn đề người bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu, trước tiên cần tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày là gì? Triệu chứng để nhận biết và các phương pháp điều trị bệnh này.

Để biết ung thư dạ dày sống được bao lâu trước tiên cần biết rõ ung thư dạ dày là gì
Để biết ung thư dạ dày sống được bao lâu trước tiên cần biết rõ ung thư dạ dày là gì

Trước hết, đây là bệnh tỉ lệ mắc rất cao, có thể gặp ở cả hai giới. Riêng năm 2018 Việt Nam đã có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 ca tử vong theo số liệu thống kê của Globocan.

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào thuộc dạ dày bị đột biến dẫn đến tăng sinh không kiểm soát. Các tế bào bất thường này không thực hiện được chức năng của tế bào bình thường, cũng không chết đi theo lập trình của cơ thể mà tụ tập lại tạo khối u, có khả năng xâm lấn các mô ở gần và di căn tới các cơ quan xa qua đường máu hoặc đường bạch mạch. Bệnh nếu được phát hiện sớm thì có khả năng điều trị thành công, càng ở các giai đoạn sau việc điều trị càng khó khăn.

Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ ràng, tuy nhiên có thể thấy các yếu tố nguy cơ lớn như nhiễm vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H. pylori), viêm loét dạ dày, tiền sử gia đình đã có người mắc, hút thuốc, béo phì, thiếu vận động, nhiễm độc không khí,…

Triệu chứng của ung thư dạ dày:

Ở giai đoạn sớm (tiền ung thư và giai đoạn 1), bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt.

Ở các giai đoạn sau, triệu chứng có thể gặp như sau:

  • Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon hoặc cảm giác khó tiêu.
  • Sụt cân do tình trạng chán ăn kéo dài hoặc sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân.
  • Bụng đau trướng, đặc biệt đau nhiều ở vùng trên rốn.
  • Các khối u xuất hiện ở bụng, có thể tự sờ thấy được.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn, giai đoạn muộn có thể nôn ra máu.
  • Đi ngoài phân đen do trong phân có máu.

Các triệu chứng trên có thể do ung thư dạ dày nhưng cũng có thể là các bệnh khác đường tiêu hóa, tuy nhiên khi gặp bất kì dấu hiệu nào, bạn hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

2. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và các bệnh kèm theo là các yếu tố chính để bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính và quan trọng trong điều trị ung thư dạ dày, tùy từng trường hợp sẽ cân nhắc lựa chọn hóa trị hoặc xạ trị phối hợp.

2.1. Phẫu thuật

Dạ dày chứa khối u có thể được phẫu thuật triệt căn hoặc phẫu thuật điều trị triệu chứng:

2.1.1. Phẫu thuật triệt căn:

Các trường hợp ung thư dạ dày áp dụng được biện pháp này:

  • Khối u giới hạn ở lớp niêm mạc và chưa có hạch di căn: phẫu thuật triệt căn cắt niêm mạc qua nội soi.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 0, I, II, III vị trí 1/3 dưới hoặc ranh giới 1/3 dưới và 1/3 giữa: cắt gần toàn bộ dạ dày kèm theo vét hạch.
  • Trường hợp khối u thuộc vị trí 1/3 giữa và 1/3 trên của dạ dày: chỉ định cắt toàn bộ kèm theo nạo vét hạch.
  • Khi tổ chức ung thư xâm lấn vào các cơ quan lân cận như đại tràng, tụy, lách, gan trái: cắt bán phần hoặc toàn bộ dạ dày kèm theo các cơ quan bị xâm lấn mang tính triệt căn. Tuy nhiên nếu phẫu thuật không thể lấy hết tổ chức ung thư trong trường hợp này thì cần đặt vấn đề phẫu thuật điều trị triệu chứng.

2.1.2. Phẫu thuật điều trị triệu chứng

Phẫu thuật ung thư dạ dày điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân
Phẫu thuật ung thư dạ dày điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân

Đây là một phương pháp hữu hiệu để giảm đau và giảm các triệu chứng khó chịu khác do khối u gây ra cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Việc cắt bỏ được khối u cũng cho thấy chất lượng sống của người bệnh được cải thiện, bên cạnh đó còn phòng trừ được tình trạng vỡ u chảy máu, hẹp môn vị và viêm phúc mạc.

2.1.3. Phẫu thuật điều trị tái phát

Phẫu thuật cũng áp dụng trong điều trị khi cắt khối u tái phát tại chỗ ở dạ dày hoặc các cơ quan lân cận nhằm kéo dài thời gian sống và tăng cường chất lượng sống cho người bệnh.

Như vậy điều trị ung thư dạ dày kể cả ở giai đoạn sớm cũng như giai đoạn muộn thì phẫu thuật cũng là vũ khí chính.

2.2. Hóa trị

Hóa trị là dùng thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt tế bào ung thư không chỉ tại dạ dày mà trên toàn cơ thể, dùng trong điều trị ung thư dạ dày chủ yếu khi ung thư đã di căn xa.  Điều trị hóa chất trong ung thư dạ dày cũng có thể dùng như biện pháp điều trị hỗ trợ trước phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật hay phối hợp với xạ trị để nâng cao kết quả của điều trị.

  • Hóa trị bổ trợ: áp dụng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 2 – 3, đã được phẫu thuật triệt căn vét hạch nhằm dọn dẹp nốt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc đã di căn xa hơn.
  • Hóa trị bổ trợ trước: làm giảm kích thước khối u, giúp cho phẫu thuật được dễ dàng. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp ngăn cản di căn xa ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
  • Hóa xạ trị đồng thời bổ trợ: chủ yếu dùng sau phẫu thuật với bệnh nhân có di căn hạch vùng.
  • Hóa trị chữa triệu chứng: giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

2.3 Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng phóng xạ (tia X, electron, proton,…) năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u. Đối với ung thư dạ dày xạ trị thường dùng nguồn xạ từ ngoài vào (bức xạ ngoài) nhằm:

  • Tiêu diệt nốt số lượng nhỏ tế bào ung thư còn sót lại hoặc không thể lấy hết bằng phẫu thuật.
  • Phối hợp với hoá trị để kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân sau mổ.
  • Điều trị một số triệu chứng như: đau, chảy máu hoặc hẹp môn vị,…

Các phương pháp điều trị đã kể trên là yếu tố đóng góp phần lớn vào tiên lượng sống dài hay ngắn của bệnh nhân ung thư dạ dày.

3. Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Để trả lời được chính xác câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cần nắm rõ giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh mắc kèm và các phương pháp điều trị có đáp ứng tốt trên cơ thể bệnh nhân không. Cụ thể câu trả lời thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày theo từng giai đoạn như sau:

3.1. Giai đoạn tiền ung thư

Khối u bắt đầu xuất hiện ở lớp niêm mạc bên trong dạ dày, nếu được phát hiện ở giai đoạn này và điều trị kịp thời khả năng điều trị thành công và đạt tới ung thư chữa khỏi rất cao. Không may là rất ít người được phát hiện ở giai đoạn này do các biểu hiện mờ nhạt, gần như không có.

3.2. Giai đoạn 1

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 có tiên lượng tốt với 8/10 người sống qua 5 năm
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 có tiên lượng tốt với 8/10 người sống qua 5 năm

Khối u đã bắt đầu lan sang lớp cơ khác và nhỏ hơn 6 hạch bạch huyết lân cận. Số lượng người phát hiện bệnh ở giai đoạn này cũng giống giai đoạn tiền ung thư, chỉ có 1 trong 100 trường hợp. Đây vẫn là giai đoạn với tiên lượng tốt với 8/10 người sống được ít nhất 5 năm sau khi điều trị.

3.3. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 này khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và có thể đã di căn tới thành dạ dày. Đây vẫn có thể coi là giai đoạn sớm khi phát hiện ung thư dạ dày vì chỉ có 6 trong 100 người được chẩn đoán phát hiện ở giai đoạn 2 (nghĩa là 6%). Tỉ lệ sống ít nhất 5 năm ở giai đoạn này là hơn 5/10 người (56%).

3.4. Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 khối u lan đến nhiều lớp cơ xa hơn, di căn nhiều hạch bạch huyết hơn (7 – 15 hạch). Có 1 trong 7 người được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn này (14%) nên có thể nói đây là giai đoạn mà bệnh được phát hiện khá phổ biến. Tiên lượng sống sau 5 năm là 38% ở giai đoạn 3A  và 15% ở giai đoạn 3B.

3.5. Giai đoạn 4

Đây là ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển hay còn gọi là giai đoạn muộn với việc khối u đã lan sang hơn 15 hạch bạch huyết, hoặc đã lan tới các cơ quan xa. Theo SEER, tỉ lệ sống sau 5 năm của giai đoạn này là chỉ còn 5.3% nghĩa là 5 trong 100 người, phần lớn chỉ sống được từ 1 – 2 năm.

Như vậy giai đoạn bệnh và đáp ứng điều trị là hết sức quan trọng trong việc trả lời câu hỏi mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu. Ung thư dạ dày có tỉ lệ tử vong đứng thứ 2 trong các loại ung thư trên toàn thế giới. Tỉ lệ mắc ở Việt Nam cũng cao và số người sống sau 5 năm cũng rất thấp.

Do đó tiên lượng ung thư dạ dày chưa thật sáng sủa như đã nói cụ thể từng giai đoạn ở trên nhưng nếu dự phòng sức khỏe tốt, tầm soát để phát hiện bệnh sớm và tuân thủ điều trị sẽ nâng cao hơn nữa kết quả điều trị trong tương lai không xa.

4. Các biện pháp kéo dài tuổi thọ cho người bị ung thư

Nhằm giúp cho người bệnh ung thư có thể chữa bệnh hiệu quả và kéo dài được thời gian sống của mình thì chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số biện pháp như sau:

Thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ: Để điều trị bệnh ung thư bàng quang thì các bác sĩ thường áp dụng các phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị, liệu pháp sinh học. Dù đi theo phương pháp nào thì bạn cũng phải tuân thủ tuyệt đối cách điều trị đó, uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân còn phải thường xuyên thăm khám theo đúng lịch hẹn và báo với bác sĩ những triệu chứng bất thường để kịp thời điều trị.

Thay đổi thói quen ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn: Yếu tố dinh dưỡng, thói quen ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn tới việc ung thư nên người bệnh cần phải chú ý vấn đề này. Người bị ung thư bàng quang cần phải hạn chế các loại thức ăn nhiều chất béo, uống rượu, bia… và ăn nhiều thức ăn lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, protein, uống nhiều nước.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe: Bên cạnh việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng thì người bệnh còn phải xây dựng một lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Không nên hút thuốc lá, tránh đi tới những nơi nhiều bụi bặm, chất độc hại sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh ung thư bàng quang phải thường xuyên vận động, tập thể dục, xây dựng thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc để tăng cường sức lực chống chọi với bệnh.

Tham gia các câu lạc bộ, nói chuyện với chuyên gia để giữ tâm lý luôn thoải mái: Bệnh nhân ung thư bàng quang hãy tham gia vào các câu lạc bộ có các thành viên bị bệnh giống mình để có thể chia sẻ, tâm sự cùng nhau. Họ có thể nói cho bạn cách chữa bệnh hữu ích, tư vấn những vấn đề mà bạn phải đối mặt để có thể yên tâm hơn về tình trạng của mình.

Người nhà cần luôn ở bên động viên, chăm sóc và chia sẻ với bệnh nhân: Khi bị ung thư bàng quang thì người bệnh sẽ rất lo lắng, buồn chán sẽ khiến thời gian sống bị giảm đi. Do đó mà người nhà cần phải luôn bên cạnh động viên, chăm sóc để truyền nghị lực sống, tinh thần lạc quan cho bệnh nhân trong quá trình điều trị để bệnh không phát triển theo chiều hướng xấu.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

VTC14: CHUYỆN NGƯỜI LÍNH CHỐNG CHỌI VỚI UNG THƯ DI CĂN

VTV2 – HTCB SỐ 11: UNG THƯ-NGƯỜI BẠN KHÔNG MỜI VÀ CUỘC CHIẾN SINH TỬ CỦA NGƯỜI LÍNH GIÀ

VTC14: Cụ ông 83 tuổi vượt qua căn bệnh ung thư ngoạn mục

https://youtu.be/qIgiPkWQXbI

Trên đây là các nội dung về ung thư dạ dày sống được bao lâu. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh ung thư dạ dày, hãy liên hệ với chuyên gia của GHV KSOL qua tổng đài 1800 6808 (giờ hành chính) hoặc hotline 096 268 6808.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7