U nhú hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng biến chứng
Nội dung bài viết
U nhú hậu môn là gì? U nhú hậu môn là hiện tượng bất thường xảy ra ở hậu môn, nếu không được phát hiện là điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Qua bài viết dưới đây, GHV KSol sẽ giải đáp cho bạn đọc u nhú hậu môn là gì, cũng như các vấn đề liên quan khác của bệnh u nhú hậu môn.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn số 5: Người phụ nữ vươn lên vì sự sống
- Hậu môn nhân tạo là gì? ai phải sử dụng hậu môn nhân tạo
- Hậu môn có thịt dư nhỏ có phải bị trĩ không?
1. U nhú hậu môn là gì?
U nhú hậu môn là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ sự xuất hiện của một u lành tính ở khu vực hậu môn. Bệnh này có biểu hiện là các mụn thịt thừa mọc lên ở vùng xung quanh hậu môn, trực tràng hoặc ống hậu môn, và được xem là biến chứng của nhiều căn bệnh hậu môn trực tràng như viêm ống hậu môn, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ…
U nhú hậu môn là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh về hậu môn – trực tràng khá phổ biến hiện nay, xuất hiện cả ở nam giới và nữ giới. Có thể lây nhiễm do quan hệ tình dục hoặc lây nhiễm từ dịch tiết thông qua việc sử dụng chung đồ cá nhân.
2. Nguyên nhân gây bệnh u nhú hậu môn
U nhú hậu môn hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này đó là:
Virus HPV
Các u nhú hậu môn hình thành do quá trình viêm tăng sinh, đôi khi có cuống dài và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Một trong những nguyên nhân chính gây ra u nhú ở hậu môn là do virus gây u nhí HPV (Human Pappilloma Virus) gây ra và rất dễ lây lan. Biểu hiện của tình trạng này là do tăng tiết dịch nhầy ở ống hậu môn, đau rát khi ngồi, chảy máu khi đi vệ sinh, có cảm giác ngứa ngáy và vướng víu ở hậu môn, kèm theo có mùi hôi.
Do chế độ ăn uống
Thực tế có rất nhiều người có chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều chất đạm, không ăn chất xơ, ran xanh, trái cây. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, tác động đến khu vực hậu môn – trực tràng và làm xuất hiện u nhú hậu môn.
Bệnh sùi mào gà
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh sùi mào gà đó là sự xuất hiện của những nốt sùi nhỏ màu hồng, trông như những nhú gai đầu nhọn liên kết với nhau thành từng mảng, trông như hình hoa súp lơ, mào gà bên ngoài hậu môn. Các nốt mụn này ban đầu chỉ gây ra khó chịu, vướng víu tại hậu môn nhưng khi để kéo dài không điều trị thì những nốt thành sẽ trở thành u nhú, có thể bị vỡ ra gây chảy máu, chảy dịch mủ.
Bệnh trĩ gây ra u nhú hậu môn
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến ở khu vực hậu môn – trực tràng. Nếu người bệnh mắc phải căn bệnh này mà không có hướng điều trị nhanh chóng, thì bệnh dễ tiến triển thành trĩ độ 3, độ 4. Lúc này, u nhú hậu môn sẽ xuất hiện ngày càng lớn, gọi là búi trĩ. Dần dần chúng thò ra ngoài, dễ dàng bị viêm nhiễm. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn, khi khăn khi đi đại tiện, chảy máu thành từng giọt hoặc phun thành tia.
Bệnh polyp hậu môn
Bệnh polyp hậu môn xuất hiện do các tế bào bên trong hậu môn – trực tràng tăng sinh quá mức. Lúc này hậu môn sẽ xuất hiện các nốt u nhú có cuống hoặc không. Bệnh này có thể chuyển biến thành bệnh ung thư, do đó cần được điều trị sớm để tránh tình trạng di căn sang bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh áp xe hậu môn
U nhú hậu môn là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh áp xe hậu môn. Ở giai đoạn đầu, áp xe hậu môn sẽ được biểu hiện dưới dạng u nhú cứng màu đỏ, sưng đau giống như bị nhọt. Khi bước vào giai đoạn mãn tính, các u nhú này sẽ vỡ ra, chảy nhiều mủ, gây ra mùi hôi tanh rất khó chịu. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, tiểu tiện khó…
3. Triệu chứng của u nhú hậu môn
U nhú hậu môn là hiện tượng không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà còn tác động đến tâm lý của người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện càng sớm sẽ giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh phiền phức này. Bạn có thể phát hiện bệnh bằng những triệu chứng dưới đây:
Xuất hiện cảm giác khó chịu ở hậu môn
Những người mắc bệnh u nhú hậu môn đều thấy xuất hiện cảm giác có vật gì đó lồi ra ở hậu môn. Gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hậu môn và thường xuyên muốn đi tiểu nhưng không đi được.
U nhú hậu môn sa ra ngoài
Đối với những trường hợp u nhú hậu môn hình thành do bệnh trĩ thì sẽ có tình trạng u nhú sa ra bên ngoài khi đi cầu. Ban đầu cục thịt u nhú sa ra ngoài có thể tự thụt vào trong, tuy nhiên nếu ở giai đoạn phát triển nặng thì u nhú sẽ sa hẳn ra bên ngoài. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất đau rát, vướng víu khi ngồi xuống.
Chảy máu hậu môn
Khi đi đại tiện phân cứng sẽ làm tổn thương các u nhú hậu môn, gây ra tình trạng đau đớn và chảy máu hậu môn.
Viêm nhiễm, sưng tấy hậu môn
Nếu để các u nhú bị vỡ ra, hậu môn thường xuyên bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn hình thành và xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy hậu môn. Bệnh nhân thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khi đi đại tiện, di chuyển và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
4. Đối tượng nào dễ mắc u nhú hậu môn?
U nhú hậu môn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các số liệu thống kê, nam giới và nữ giới có độ tuổi từ 30 – 45 là đối tượng thường mắc u nhú. Tuy nhiên, những người sau đây có khả năng mắc u nhú hậu môn sao hơn:
- Những người bị hậu môn – trực tràng, tiêu biểu là bệnh táo bón và các dạng bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn kéo dài nhiều ngày mà không điều trị dứt điểm.
- Những người có đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi nhiều hoặc đứng nhiều, thường liên quan đến tính chất công việc mà chúng ta làm hàng ngày.
- Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học như ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, ăn ít chất xơ, thường xuyên sử dụng các chất kích thích sẽ có nguy cơ bị u nhú cao hơn người khác.
5. U nhú hậu môn có nguy hiểm không?
Thông thường, u nhú hậu môn là bệnh lành tính nếu như được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát và điều trị bệnh triệt để, bệnh có khả năng biến thành ác tính với có nguy cơ cao gây ra ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, bệnh có thể gây ra những tác hại như gây đau đớn cho người bệnh, thiếu máu ảnh hưởng đến sức khoẻ, trí tuệ… nên tuyệt đối không được chủ quan.
6. Biện pháp chẩn đoán u nhú hậu môn
Khi có dấu hiệu bất thường ở khu vực hậu môn, có nghi ngờ bị u nhú, người bệnh sẽ được các bác sĩ kiểm tra để chẩn đoán chính xác bệnh bằng các biện pháp sau:
- Thăm khám: Hỏi thăm các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải như có chảy dịch ở hậu môn, ngứa, chảy máu, nóng rát hậu môn.
- Quan sát mụn cóc: Khi khám các bác sĩ có thể acid acetic, các u nhú sẽ trắng ra và nhìn rõ hơn. Hoặc soi hậu môn – trực tràng để tìm các u nhú ở trong ống hậu môn hoặc phần thấp của trực tràng.
- Vùng chậu hông: Khám khu vực chậu hông để tìm ra các dạng khác của u nhú hậu môn.
- Đối với phụ nữ: Việc thăm khám có thể chỉ định làm xét nghiệm Pap smear.
- Sinh thiết: Có thể người bệnh cần làm sinh thiết u nhú để xác định bệnh nếu như áp dụng điều trị lần đầu tiên không đáp ứng.
- Xét nghiệm: Phối hợp thực hiện các xét nghiệm tìm các bệnh khác lây qua đường tình dục như giang mai, HIV.
7. Cách điều trị u nhú hậu môn
Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng, mức độ phát triển của u nhú ở hậu môn. Thông thường, đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc để làm giảm triệu chứng và làm teo dần u nhú. Đối với những trường hợp có u nhú to và bệnh nhân có nguy cơ gặp phải những biến chứng nếu không loại bỏ chúng thì cần phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.
Dùng thuốc điều trị u nhú hậu môn
Những trường hợp u nhú hậu môn ở giai đoạn đầu, các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc để bệnh nhân điều trị. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, kiểm tra lâm sàng ở bước chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và chỉ định đúng loại thuốc đặc hiệu.
U nhú hậu môn uống thuốc gì? Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, tiêu viêm có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn cản các u nhú phát triển nặng hơn.
Phẫu thuật cắt bỏ u nhú hậu môn
Khi tình trạng u nhú phát triển đến giai đoạn nặng, nếu muốn điều trị dứt điểm bệnh thì các bác sĩ khuyên nên làm phẫu thuật cắt u nhú hậu môn. Hoặc khi người bệnh đã điều trị nội khoa bằng thuốc nhưng không có hiệu quả. Tuy nhiên, không nên cắt u nhú khi đang can thiệp các phẫu thuật ngoại khoa khác.
– Chuẩn bị trước khi phẫu thuật
- Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm công thức máu, chụp X-quang thẳng ngực, siêu âm ổ bụng, nội soi đại tràng, chụp cắt lớp vi tính…
- Bác sĩ có chuyên môn phẫu thuật tiêu hoá, có kinh nghiệm gây mê hồi sức cho bệnh nhân phẫu thuật u nhú hậu môn.
Bác sĩ giải thích rõ cho bệnh nhân và gia đình trước khi phẫu thuật về tình trạng bệnh, những tình huống có thể gặp phải khi thực hiện phẫu thuật, cũng như giải đáp những thắc mắc của người bệnh trong phạm vi cho phép.
– Tiến hành phẫu thuật
- Bệnh nhân nằm sấp.
- Bác sĩ tiến hành gây mê toàn thân, gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.
– Kỹ thuật
- Dựa vào nguyên tắc bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống cơ thắt hậu môn, để đảm bảo được chức năng của hậu môn vẫn tự chủ được.
- Đảm bảo tầng sinh môn không để lại sẹo, gây biến dạng hậu môn, ống hậu môn trực tràng gây đau và ảnh hưởng tới chức năng đại tiện.
- Đánh giá tổn thương: Đặt van Hill – Ferguson vào hậu môn người bệnh.
- Cắt u nhú hậu môn bằng dao điện, lấy hết tổn thương, tránh tình trạng thủng trực tràng. Thực hiện khâu cầm máu nếu cần. Đồng thời, lấy mẫu bệnh phẩm u nhú gửi tới khoa xét nghiệm giải phẫu bệnh để làm xét nghiệm mô bệnh học.
- Kiểm tra lại vết mổ.
8. Theo dõi và xử lý tai biến sau phẫu thuật u nhú hậu môn
Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh sẽ được chăm sóc hậu phẫu:
Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vị trí phẫu thuật
- Theo dõi huyết áp, nhiệt độ, mạch nhịp, cử động tri giác.
- Theo dõi tại vết mổ có xảy ra các hiện tượng bất thường như chảy máu, chảy dịch không.
- Khi gây tê tuỷ sống để phẫu thuật, người bệnh thường sẽ cảm thấy bí tiểu trong ngày đầu, do đó có thể phải đặt sonde bàng quang.
- Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc an thần, nhuận tràng vào buổi tối và truyền dịch 500ml – 1000ml sau mổ.
- Sau phẫu thuật người bệnh chỉ nên ăn nhẹ, tập vận động nhẹ nhàng sớm.
- Chăm sóc vết mổ: Nhân viên y tế sẽ thay băng gạc hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, dịch thấm ra ngoài nhiều thì phải thường xuyên kiểm tra vết mổ, có bất thường báo ngay cho bác sĩ. Có những trường hợp cần phải ngâm hậu môn trong nước ấm theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân có thể sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau từ 3 – 5 ngày, uống thêm thuốc nhuận tràng để tránh tình trạng táo bón đọng phân trong trực tràng, gây kích thích đi dại tiện và đau kéo dài.
- Bệnh nhân có thể ăn trở lại sau 6 tiếng sau mổ.
- Trường hợp bệnh nhân bị mụn sùi condylome nhiều, cần phải tiến hành mổ rộng hơn, cho bệnh nhân nhịn ăn vài ngày và sử dụng thuốc gây táo bón để tránh phân đi qua vết mổ.
- Giữ sạch sẽ vết mổ, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện cần rửa sạch hậu môn, thấm khô. Đồng thời, thay băng hàng ngày, sử dụng thêm thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Xử lý tai biến sau phẫu thuật
Chảy máu: Nếu gặp tình trạng mức độ chảy máu nhiều, bệnh nhân không thể tự cầm máu được, cần phải nhờ đến nhân viên y tế kiểm tra lại vết mổ, cầm máy bằng đốt điện hay khâu.
Đau đớn: Cần dùng thuốc giảm đau.
Bí tiểu: Trường hợp này thường gặp trong trường hợp phẫu thuật có gây tê tuỷ sống hoặc do người bệnh bị đau nhiều. Bác sĩ sẽ xem xét thực tế, nếu cần thiết sẽ đặt ống thông bàng quang.
Giảm hoặc mất tự chủ đại tiện: Tai biến này thuộc mức độ nhẹ, do đó có thể tự khỏi hoặc tập phục hồi chức năng sẽ cải thiện.
9. Những lưu ý khi điều trị u nhú hậu môn
Trong quá trình điều trị u nhú hậu môn, để bệnh nhanh lành và hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học: Nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau củ, trái cây, các loại hạt… và uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời, hạn chế các món ăn có chứa gia vị cay, đồ chiên rán dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh: Sau khi đi vệ sinh, nhất là đi đại tiện cần chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó thấm khô bằng khăn mềm để tránh cho hậu môn và u nhú bị viêm nhiễm.
- Uống nước ấm khi thức dậy: Tập thói quen uống 1 ly nước ấm vào mỗi buổi sáng ngủ dậy khi bụng đang đói. Nước ấm sẽ thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, chống táo bón và chống bệnh u nhú hậu môn hiệu quả.
- Vận động cơ thể thường xuyên, không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
- Sau khi phẫu thuật cắt u nhú hậu môn, người bệnh nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn. Tránh lao động nặng nhọc, khiêng vác quá sức sẽ khiến cho bệnh tái phát trở lại.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp u nhú hậu môn là gì, cũng như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng ngừa bệnh sau điều trị. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất!
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV1 12h 16/05/2017: Chế tạo thành công phức hệ Nano Extra XFGC – phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng