Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không, cách phòng tránh hiệu quả

Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không là câu hỏi của nhiều người, liệu các thành viên cùng gia đình ăn thức ăn chung có nhiễm HP không, cách phòng tránh như thế nào? Ngày hôm nay hãy cùng GHV KSol giải đáp xem vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không.

XEM THÊM:

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter Pylori là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển tại môi trường  bên trong dạ dày của con người. Nó là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày,…

Những người bị nhiễm vi khuẩn HP gần như không phát hiện bởi nó xâm nhập và phát triển âm thầm, không gây ra các triệu chứng nào đặc biệt để nhận biết. Sau nhiều năm sinh sống và phát triển trong dạ dày người bệnh, vi khuẩn HP gây ra các vết thương tổn trong đường tiêu hóa và gây ra các căn bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày,…

vi-khuan-hp-co-lay-qua-duong-an-uong
Vi khuẩn HP có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tại đường tiêu hóa

2. Tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm khá cao. Theo thống kê, hiện nay có tới hơn 2/3 dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP, trong đó  có gần 10% bị tiến triển thành bệnh viêm loét dạ dày.

Không những vậy, khả năng lây nhiễm của vi khuẩn HP rất nhanh. Tại dạ dày, vi khuẩn này bám vào niêm mạc dạ dày, hoạt động mạnh. Vi khuẩn HP không chỉ có trong dạ dày mà còn có trong dịch nước bọt có khả năng phân tán ra môi trường bên ngoài làm lây nhiễm cho người khác. Hơn nữa, vi khuẩn HP cũng có trong phân của con người, nếu không được xử lý đúng cách cũng trở thành nguồn lây nhiễm lớn.

3. Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường nào?

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm cao, thông thường có thể  lây nhiễm thông qua 3 con đường chính như sau:

  • Lây lan qua đường miệng

Đây là con đường lây lan phổ biến và dễ dàng nhất của loại vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc qua đường miệng như khi hôn, ăn cơm chung, uống chung cốc nước,… Do vậy, những người trong cùng 1 gia đình cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.

  • Lây lan qua đường phân – miệng

Vi khuẩn HP có khả năng tồn tại trong phân người. Nếu không vệ sinh cá nhân, kiểm soát việc xử lý chất thải thì vi khuẩn HP có khả năng cao lây nhiễm cho người xung quanh. Thức ăn, dụng cụ sinh hoạt, nước uống,… là cầu nối có thể dẫn tới lây nhiễm vi khuẩn HP.

  • Lây lan qua đường dạ dày – dạ dày

Đây là con đường lây nhiễm ít xảy ra nhất. Người bệnh bị lây nhiễm tại cơ sở thăm khám bệnh, nội soi dạ dày. Do các dụng cụ, thiết bị y tế nội soi của cơ sở y tế không đạt tiêu chuẩn, không được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ, làm lây nhiễm vi khuẩn HP cho người lành.

Ngoài 3 con đường trên, vi khuẩn HP còn có thể lây nhiễm qua một số động vật trung gian như muỗi, ruồi,…

XEM THÊM >>> Bệnh nhân ung thư dạ dày có ăn được yến không? Chuyên gia giải đáp

4. Vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không?

Vậy câu trả lời cho câu hỏi vi khuẩn HP có lây nhiễm qua đường ăn uống không? – Câu trả lời là CÓ.  Bệnh nhân có thể lây nhiễm thông qua việc sử dụng chung bát đĩa, ăn chung đồ ăn, vệ sinh tay không sạch sẽ, nước mắm,…

vi-khuan-hp-co-lay-qua-duong-an-uong-1
Gắp thức ăn cho nhau có thể làm lây nhiễm vi khuẩn HP

5. Triệu chứng ở người bị nhiễm vi khuẩn HP

Người bị nhiễm vi khuẩn HP thường không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Đa phần khi đã có các triệu chứng rõ ràng tại đường tiêu hóa thì người bệnh mới tiến hành thăm khám và phát hiện.

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân sẽ cảm thấy xuất hiện các cơn đau bụng khi đói hoặc khi sau ăn. Cơn đau này thường kéo dài âm ỉ trong vài phút thậm chí vài giờ. Một số dấu hiệu có thể nhận ra khi nhiễm vi khuẩn HP như:

  • Ợ chua, ợ hơi, buồn ngủ, cảm giác luôn đầy bụng.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Nóng và rát vùng thượng vị.

Khi người bệnh chuyển sang giai đoạn loét dạ dày, có thể gây xuất huyết tiêu hóa, vô cùng nguy hiểm. Khi xuất hiện kèm các biểu hiện sau hãy đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị:

  • Đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu.
  • Cảm thấy chóng mặt, đau đầu, khó thở, thậm chí ngất xỉu.
  • Da nhợt nhạt, tụt huyết áp, có thể nôn ra dịch nhầy chứa máu.
  • Bụng đau thắt dữ dội.

6. Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP? 

Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng kia tương tự với các bệnh lý khác. DO vậy, để biết chính xác mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, bạn cần phải thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế. Một số phương pháp thường được sử dụng hiện nay để xác định sự có mặt của vi khuẩn HP:

XEM THÊM >>> Bật mí: Ung thư dạ dày có ăn được trứng gà không?

6.1. Phương pháp không xâm lấn

  •  Test hơi thở: Đây là bài test thường xuyên được sử dụng cho người bệnh, thông qua test hơi thở ure bóng hoặc qua thẻ. Xác định tình trạng nhiễm vi khuẩn HP thông qua hàm lượng C13/C14. Phương pháp này có độ chính xác lên tới 98%.
  •  Xét nghiệm phân: Phương pháp này dựa trên việc xác định xem trong phân người bệnh có chứa vi khuẩn HP hay không, bưởi ngoài hệ thống tiêu hóa, vi khuẩn HP còn bị đào thải ra ngoài theo phân với số lượng lớn. Phương pháp này có độ chính xác cũng khá cao, tuy nhiên lại tốn khá nhiều thời gian.
  • Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm máu, có thể xác định được đã nhiễm vi khuẩn HP hay chưa. Độ chính xác của phương pháp này không cao bằng 2 phương pháp trên.

6.2. Phương pháp kiểm tra vi khuẩn HP xâm lấn

Đây cũng là một trong những phương pháp khá nổi tiếng, hay còn được gọi là nội soi dạ dày. Khi tiến hành nội soi, các bác sĩ sẽ lấy sinh thiết ở vùng hang vị rồi làm  xét nghiệm mô bệnh học.

7. Nhiễm vi khuẩn HP có gây nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP làm thương tổn lớp niêm mạc dạ dày, làm cho các axit trong dạ dày tiếp xúc với niêm mạc, lâu ngày hình thành các vết loét. Theo thống kê, khoảng 10% người bệnh bị viêm loét dạ dày có nguyên nhân là do vi khuẩn HP.

  • Ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP là một trong những tác nhân trực tiếp gây ra ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP gây loét dạ dày, sau đó dẫn tới ung thư dạ dày, thậm chí gây tử vong.

Tuy vậy, nhiễm vi khuẩn HP có thể điều trị khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm.

8. Điều trị nhiễm vi khuẩn HP như thế nào?

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau điều trị vi khuẩn HP dạ dày. Thông thường, sẽ điều trị kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn kết hợp dùng các thuốc làm giảm các triệu chứng tại đường tiêu hóa, hiệu quả có thể lên tới 90%.

Có thể kết hợp kháng sinh với các loại thuốc ức chế axit dạ dày, trung hòa axit dạ dày,…

Tuy vậy, vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ theo phương pháp và chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, bệnh nhân cần kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống phù hợp để bệnh được cải thiện tốt hơn.

9. Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng như thế nào?

Để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng, cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, đặc biệt trong gia đình như bát, cốc uống nước, nước chấm, gắp thức ăn cho nhau,…
  • Nên cẩn thận hơn khi ăn tại hàng quán bởi không thể đảm bảo được vệ sinh khi dùng cùng dụng cụ tại các hàng quán.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như gỏi, tiết canh, mắm tôm,… vì đây là có thể là nguồn lây nhiễm HP.
  • Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi ăn uống.
  • Giữ gìn không gian sống luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên các đồ vật hay chạm tới, dễ tiếp xúc và lây nhiễm như cánh cửa, cánh tủ,…
  • Không mớm ăn cho trẻ hoặc dùng đũa ăn khuấy thức ăn,…
  • Thăm khám sức khỏe theo định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nếu bị nhiễm vi khuẩn HP.

10. Bệnh nhân nên ăn và kiêng ăn gì khi bị nhiễm vi khuẩn HP

DInh dưỡng đúng và hợp lý cũng là một trong những yếu tố giúp cải thiện bệnh một cách nhanh chóng. Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân cần lưu ý đến chế độ ăn uống của mình, lựa chọn đúng thực phẩm nên và không nên dùng để bệnh được cải thiện nhanh chóng.

Nên ăn

  • Ưu tiên sử dụng các loại rau củ nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Một số loại rau quả có khả năng chống lại và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp như việt quất, rau họ cải, bắp cải, súp lơ,…
  • Nên ăn đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể, ưu tiên các món ăn nhẹ dễ tiêu hóa.

Kiêng ăn

  • Kiêng ăn các thực phẩm cay nóng, chua, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh,…
  • Cafein, các đồ uống kích thích, cồn rượu bia,…
  • Các loại thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối,…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo xấu, đồ ăn chiên xào rán, thức ăn nhanh, đóng hộp,…

Trên đây là bài viết cung cấp kiến thức về việc vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không và cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh hiệu quả. Hy vọng bạn đọc đã có thêm kiến thức cho bản thân và gia đình trong việc điều trị bệnh liên quan đến vi khuẩn HP.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7