Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối
Nội dung bài viết
Khi mắc bệnh ung thư máu giai đoạn cuối, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng cũng như là đời sống tinh thần cần cải thiện như thế nào để ngăn chặn căn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu về ung thư máu và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
- Tìm hiểu bệnh ung thư máu có di truyền không?
- Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em và phương pháp điều trị
1. Bệnh ung thư máu là gì?
Bệnh ung thư máu còn được gọi là bệnh máu trắng hay bệnh bạch cầu. Đây là căn bệnh ác tính hình thành từ sự phát triển bất bình thường của các tế bào bạch cầu.
Tế bào bạch cầu tăng sinh không cân đối với sự phát triển của hồng cầu nên dẫn đến tình trạng hồng cầu bị phá hủy.
Bệnh ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao mà không ai mong muốn mắc phải. Theo các bác sĩ, hầu hết trường hợp ung thư máu là không di truyền. Tuy nhiên, một số vấn đề về đột biến di truyền hoặc các tình trạng sức khỏe liên quan đến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu, như hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I, suy giảm hệ miễn dịch…
2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư máu giai đoạn cuối
Khi bước vào giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư máu, bệnh nhân có nhiều dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết. Chúng làm cho bệnh nhân không chỉ đau đớn, sức khỏe kiệt quệ mà còn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người bệnh.
Các dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối cụ thể như sau:
2.1. Đau đầu kéo dài
Người bệnh ung thư máu giai đoạn cuối sẽ thường xuyên cảm thấy đau, nhức đầu. Điển hình như là đau nửa đầu, đau 2 bên thái dương hoặc đau toàn bộ vùng đầu. Các cơn đau không xuất hiện bất chợt như trước mà sẽ thường xuyên hơn, cảm giác và thời gian đầu cũng lâu hơn. Triệu chứng này là do não không có đủ lượng oxy cần thiết để duy trì hoạt động nên phản ứng bằng các cơn đau.
2.2. Cơ thể thiếu máu, cơ thể xanh xao
Đây là một trong những dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối rất rõ ràng. Sự tăng sinh quá mức của bạch cầu dẫn đến hồng cầu bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng máu nuôi cơ thể. Vì vậy, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi,cơ thể yếu ớt, dễ ngất xỉu. Làn da của bệnh nhân cũng rất nhợt nhạt, xanh xao, không được hồng hào như bình thường.
2.3. Xuất hiện hạch bạch huyết trên cơ thể
Tình trạng hệ thống hạch bạch huyết bị sưng tấy lên cũng là triệu chứng rất điển hình của bệnh ung thư máu giai đoạn cuối. Nhìn chung những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có hệ miễn dịch rất kém. Vi khuẩn nhân cơ hội này sẽ tấn công cơ thể mạnh mẽ, gây viêm tĩnh mạch. Theo đó hạch bạch huyết bị sưng to lên, rất đau nhức, thậm chí sốt cao. Bệnh nhân dễ quan sát bằng mắt thường hoặc dùng tay cảm nhận hạch bị sưng nổi lên trên da.
2.4. Thường xuyên bị chảy máu cam
2.5. Sút cân nhanh, chán ăn
Không riêng bệnh ung thư máu, suy nhược cơ thể, chán ăn, sút cân nhanh cũng là biểu hiện giai đoạn cuối của rất nhiều bệnh ung thư khác. Vì vậy, nếu bạn không ăn kiêng, không tập luyện thể dục thể thao mà bỗng nhiên rơi vào tình trạng chán ăn, hay nôn ói và giảm cân nhanh chóng (3 – 4kg trong 1 tháng) thì cần đi kiểm tra sức khỏe nhanh chóng vì rất có thể đó là triệu chứng bệnh ung thư máu giai đoạn cuối.
Xem thêm: Giải đáp: Ung thư máu giai đoạn cuối có chữa được không?
3. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu giai đoạn cuối
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh ung thư máu được đánh giá cao nhất là ghép tế bào gốc. Bên cạnh đó là các phương pháp như: hóa trị, xạ trị… Hiệu quả điều trị bệnh ung thư máu giai đoạn cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể kể đến các yếu tố như: thể trạng bệnh nhân, mức độ tiếp nhận điều trị.
Người bệnh ung thư máu giai đoạn cuối có tỉ lệ tử vong rất cao, chủ yếu do phát hiện quá muộn. Vì vậy, điều trị bệnh ung thư máu giai đoạn cuối thường chỉ mang tính chất giảm đau đớn cho bệnh nhân và kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên không thể phủ nhận rất nhiều trường hợp có thể sống vui khỏe thêm được nhiều năm sau khi phát hiện bệnh dù đã ở giai đoạn cuối.
4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối
Khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư máu, cơ thể bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, đau đớn. Vì thế, người bệnh cần bổ sung nhiều dưỡng chất trong các bữa ăn nhằm tăng cường sức khỏe chiến đấu với căn bệnh.
4.1. Tăng cường bổ sung protein
Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… bệnh nhân cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
4.2. Bổ sung các thực phẩm chứa sắt
Gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại đậu,… là các thực phẩm có hàm lượng sắt cao.
Các thực phẩm này sẽ hỗ trợ bổ sung lượng máu mà bệnh nhân thiếu trong quá trình mắc bệnh.
4.3. Tích cực bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân cần bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin A,C,D,E chẳng hạn như cam, quýt, xoài, chanh, đu đủ, cà rốt,…
5. Tinh thần người bệnh ung thư máu giai đoạn cuối rất quan trọng
Bệnh ung thư máu giai đoạn cuối thường có tiên lượng xấu với những biểu hiện rõ rệt. Người bệnh dễ dàng nhận thấy được những dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối. Chúng không còn mờ nhạt như trước mà tiến triển rất nhanh. Căn bệnh ung thư máu này không phát sinh từ khối u, vì vậy khá khó phát hiện sớm và điều trị ung thư máu giai đoạn cuối.
Đối với bệnh ung thư máu giai đoạn cuối thì tinh thần của người bệnh cũng vô cùng quan trọng. Do đó, người bệnh ung thư máu giai đoạn cuối cần được chăm sóc thật tốt, đặc biệt là về tinh thần để giảm bớt sự sợ hãi, lo lắng và suy sụp tinh thần. Các bác sĩ và người thân của bệnh nhân nên thường xuyên động viên tinh thần họ. Đặc biệt cần tránh để bệnh nhân bị xúc động mạnh, tránh lo nghĩ, yên tâm chữa bệnh. Có như vậy điều trị ung thư máu giai đoạn cuối mới có thể đạt hiệu quả cao.
Bệnh ung thư máu giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm, tiên lượng xấu và điều trị rất khó khăn. Vì vậy mỗi người cần tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ dẫn tới căn bệnh này. Khám định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp chúng ta phát hiện những yếu tố tiền ung thư và điều trị kịp thời.
So với các căn bệnh ung thư có tỉ lệ người mắc bệnh cao hiện nay thì bệnh ung thư máu đứng hàng đầu về tỷ lệ tử vong. Đó là do người bệnh khó phát hiện bệnh từ đầu và điều trị kịp thời. Thời điểm phát hiện ra bệnh thường đã là bệnh ung thư máu giai đoạn cuối.
Do vậy, ở giai đoạn cuối mắc bệnh, người bệnh cần giữ cho mình trạng thái lạc quan, duy trì lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khoa học. Đó là nền tảng, là chỗ dựa về sức khỏe và tinh thần giúp bệnh nhân mạnh mẽ vượt qua căn bệnh.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng