Hóa trị chữa ung thư
Nội dung bài viết
Hóa trị là một trong những phương pháp chính điều trị ung thư hiệu quả nhất hiện nay, tuy nhiên hóa trị cũng có một số tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe, mời bạn đọc hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu về phương pháp hóa trị chữa ung thư qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Thức ăn cho người hóa trị ung thư
- Khi nào cần hóa trị ung thư thực quản?
- Tinh thần ‘ba không’ để sống khỏe của vợ chồng mắc ung thư
1. Hóa trị là gì?
Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng một hoặc nhiều thuốc kháng ung thư. Các loại thuốc này sẽ tấn công và giết chết tế bào ung thư. Thuốc tác dụng khắp cơ thể nên được gọi là điều trị toàn thân.
Để quyết định hóa trị có dành cho bạn hay không, và loại thuốc nào phù hợp; phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Loại ung thư
- Hình dạng của tế bào ung thư dưới kính hiển vi
- Ung thư đã phát tán hay chưa
- Tình trạng sức khỏe tổng quát
Bạn có thể chỉ cần sử dụng một loại thuốc hóa trị hoặc phải kết hợp nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau. Hiện nay, có hơn 100 loại thuốc hóa trị và các loại thuốc mới vẫn đang được phát triển. Bạn có thể vừa được hóa trị vừa dùng thêm những loại thuốc ung thư khác. Đôi khi bác sĩ sử dụng thuật ngữ “Thuốc bất hoạt tế bào” để miêu tả một nhóm thuốc chống ung thư, bao gồm cả thuốc hóa trị. Thuốc bất hoạt tế bào có khả năng kìm hãm hoạt động của tế bào ung thư.
2. Cách thực hiện liệu pháp hóa trị chữa ung thư
Bạn có thể được điều trị với một loại thuốc hóa trị hoặc kết hợp nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau. Những loại thuốc mới vẫn đang tiếp tục được phát triển.
Loại thuốc hóa trị bạn dùng phụ thuộc vào nơi ung thư hình thành trong cơ thể (loại ung thư). Nguyên nhân là do từng loại thuốc khác nhau có tác dụng với từng loại ung thư khác nhau.
Vậy nên, loại thuốc bạn cần để trị ung thư hình thành ở vú và lây lan sang phổi sẽ khác với loại thuốc bạn dùng để trị ung thư hình thành ở phổi.
Bạn có thể sẽ chỉ dùng hóa trị. Hoặc có thể kết hợp hóa trị với các phương pháp điều trị khác, như là:
- Xạ trị
- Phẫu thuật
- Liệu pháp nội tiết
- Liệu pháp sinh học
- Kết hợp các phương pháp điều trị trên
Bạn cũng có thể kết hợp hóa trị liều cao với cấy ghép tủy xương hoặc cấy ghép tế bào gốc.
3. Danh pháp các loại thuốc hóa trị
3.1. Tên gốc và tên biệt dược
Một loại thuốc thường có một tên gốc và một hay nhiều tên biệt dược.
- Tên gốc là tên hóa học của thuốc. Ví dụ như Paracetamol.
- Tên biệt dược hay tên thương mại là tên được đặt cho thuốc bởi công ty sản xuất thuốc, ví dụ như Panadol hay Calpol.
Thuốc có thể được sản xuất bởi nhiều công ty nên có thể có nhiều tên biệt dược.
Một số loại thuốc, tên biệt dược hay tên thương mại được biết đến nhiều hơn. Đối với các loại khác, tên gốc được biết đến nhiều hơn.
Bạn có thể hỏi điều dưỡng hóa trị, dược sĩ hay bác sĩ tên gốc và tên biệt dược của loại thuốc mà bạn đang dùng trong quá trình điều trị.
3.2. Thuốc hóa trị kết hợp
Bác sĩ thường dùng 2 hay nhiều loại thuốc hóa trị trong quá trình điều trị ung thư. Đôi khi họ kết hợp các loại thuốc hóa trị với các loại thuốc khác, như steroid hay liệu pháp sinh học.
Thuốc kết hợp được đặt tên theo chữ cái đầu tiên của từng loại thuốc. Tên này được gọi là tên viết tắt.
3.3. Một số tên hóa trị kết hợp khá đơn giản, như MIC:
- M = mitomycin
- I = ifosfamide
- C = cisplatin
3.4. Không phải tên viết tắt nào cũng dễ nhận biết, ví dụ như CHOP:
- C = cyclophosphamide
- H = doxorubicin
- O = vincristine (Oncovin)
- P = prednisolone, a steroid
Hãy hỏi bác sĩ mỗi chữ cái viết tắt là gì. Hoặc yêu cầu họ viết đầy đủ tên riêng của từng loại thuốc. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin về thuốc mà mình đang sử dụng.
Có rất nhiều tên thuốc có cùng chữ cái đầu tiên. Bạn phải hỏi thật kỹ để tránh nhầm lẫn loại thuốc mình đang dùng với những loại thuốc khác.
4. Tác dụng phụ của phương pháp hóa trị chữa ung thư
Theo các bác sĩ Ung bướu, so với hiệu quả đem lại, các tác dụng phụ mà hóa trị là có thể chấp nhận và kiểm soát được. Điều quan trọng là người bệnh cần biết được các tác dụng phụ của hóa trị, chăm sóc bản thân tốt hơn để tiếp tục chiến đấu với căn bệnh ác tính ung thư. Dưới đây là một số tác dụng phụ của hóa trị có thể gặp:
4.1. Giảm các dòng tế bào máu ngoại biên
Bệnh nhân sau điều trị hóa trị có thể gặp một số vấn đề như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Tình trạng thiếu máu thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị. Nếu tình trạng nhẹ có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu, nặng có thể phải truyền hồng cầu lắng. Tình trạng giảm bạch cầu ở bệnh nhân điều trị hóa chất cũng có thể gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng cơ thể, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
4.2. Cảm giác buồn nôn, nôn ói
Hóa chất hóa trị gây kích thích niêm mạc dạ dày, tá tràng làm kích thích một số dây thần kinh kích hoạt trung tâm nôn và vùng thụ thể hóa học ở não dẫn đến tình trạng nôn, buồn nôn ở người bệnh. Tùy thể trạng bệnh của mỗi người cũng như liều lượng thuốc hóa trị mà biểu hiện bệnh ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau.
4.3. Rụng tóc
Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ gây nhiều tâm lý e ngại cho bệnh nhân điều trị hóa chất. Nguyên nhân của triệu chứng này xuất phát từ cơ chế tác động của các loại thuốc ung thư là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh, trong đó có phần phụ của da như nang lông, tóc…
Rụng tóc thường xuất hiện sau vài tuần điều trị hóa chất thường xuyên. Tóc thường sẽ bắt đầu mọc lại sau một thời gian kết thúc hóa trị.
4.4. Viêm niêm mạc miệng
Trường hợp viêm niêm mạc miệng thường xuất hiện ở bệnh nhân vừa kết hợp điều trị ung thư bằng xạ trị và hóa trị. Viêm niêm mạc miệng có thể khiến bệnh nhân có cảm giác đau khi ăn uống, nuốt nước bọt…
4.5. Cảm giác tê, mất cảm giác ở các đầu chi
Tùy từng trường hợp mà mức độ bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng bao gồm tê, bị châm chích, mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Tùy vào mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ có thể xem xét đổi thuốc, giảm liều nếu tác dụng phụ vượt quá mức chịu đựng của người bệnh.
4.6. Biểu hiện toàn thân
Truyền hóa chất khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực…
Để tránh gây tâm lý lo lắng cho bệnh nhân, bác sĩ thường thông báo trước các tác dụng phụ có thể gặp phải và hướng xử lý. Người bệnh không nên quá lo lắng mà bỏ ngang quá trình điều trị, ảnh hưởng đến tính mạng và hiệu quả điều trị trước đó.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về hóa trị chữa ung thư. Để được tư vấn giải pháp chăm sóc người bệnh sau hóa, xạ trị ung thư, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng