Hỏi đáp: Viêm bàng quang uống thuốc gì để chữa bệnh hiệu quả?
Nội dung bài viết
Khi bị viêm bàng quang uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều quan tâm. Trong điều trị viêm bàng quang cũng như các bệnh khác, việc sử dụng thuốc nên tuân theo phác đồ của bác sĩ. Do đó,trong bài viết này, GHV KSOL sẽ đề cập tới vấn đề viêm bàng quang uống thuốc gì dưới góc độ cung cấp thông tin tham khảo cho các bạn đọc.
Xem thêm:
- Nụ cười của người phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng
- viêm bàng quang mãn tính
- viêm bàng quang kẽ
- Ung Thư Bàng Quang Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất?
1. Viêm bàng quang có gây nguy hiểm gì không?
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm, tổn thương do các tác nhân gây bệnh. Bệnh này có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời hoặc dùng sai phương pháp điều trị như
- Nhiễm trùng quay ngược lên gây viêm đài bể thận, viêm niệu quản. Trường hợp nặng có thể dẫn tới suy thận, hoại tử thận, thậm chí là ung thư thận.
- Ảnh hưởng đến khả năng có con do vi khuẩn từ bàng quang lây sang cơ quan sinh dục và gây bệnh. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai, giảm chất lượng tinh trùng hoặc trứng, kéo dài có thể gây vô sinh, hiếm muộn.
- Nguy cơ thiếu máu trầm trọng, có thể gây tử vong khi người bệnh bị tình trạng tiểu ra máu nghiêm trọng, kéo dài.
- Bên cạnh đó, viêm bàng quang còn khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mất tự tin nên ảnh hưởng đến các hoạt động sống và làm việc hàng ngày.
Chính vì vậy, việc điều trị viêm bàng quang đúng lúc, đúng thời điểm là rất cần thiết.
2. Điều trị viêm bàng quang nên tuân theo nguyên tắc nào?
Khi thực hiện điều trị viêm bàng quang cho bệnh nhân, một số nguyên tắc sau có thể được bác sĩ áp dụng:
- Điều trị loại bỏ nguyên nhân kết hợp với điều trị giảm triệu chứng.
- Tìm và loại bỏ các yếu tố thuận lợi của bệnh.
- Dự phòng viêm bàng quang tái phát.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có áp dụng linh động, phù hợp các nguyên tắc cũng như các phương pháp chữa. Vậy viêm bàng quang thường được chỉ định uống những thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp sau đây.
3. Viêm bàng quang uống thuốc gì – Uống thuốc tây
Trong điều trị viêm bàng quang, cho bệnh nhân uống thuốc tây là một phương pháp thường được áp dụng đầu tiên. Trước khi đi vào tìm hiểu các liệu trình dùng thuốc đang được áp dụng để chữa viêm bàng quang hiện nay, thì bạn cần hết sức chú ý một điều đó những thông tin sau đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bài viết này không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ. Vậy nên khi bị bệnh, tốt nhất nên đi khám và tuân thủ điều trị theo y lệnh của bác sĩ.
3.1. Đối với viêm bàng quang cấp thông thường ở phụ nữ
Phụ nữ là đối tượng rất dễ bị viêm bàng quang. Trong trường hợp này, một liệu trình kháng sinh ngắn từ 3-5 ngày thường được áp sử dụng. Một số loại thuốc có thể được dùng là:
Trimethoprim sulfamethoxazole: Viên 480mg, mỗi lần uống 1-2 viên/lần, mỗi ngày uống 2 lần. Khoảng cách giữa các lần uống thuốc là 12 giờ, dùng trong khoảng 3-5 ngày.
Cephalexin: Viên 500mg, mỗi ngày uống 2 lần, lần trước cách lần sau 12 tiếng, uống 1- 2 viên/lần. Dùng một liệu trình trong 5 ngày.
Nitrofurantoin: Viên 100 mg, 1 viên/lần x 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần sử dụng thuốc là 12 giờ, duy trì trong 5 ngày.
Amoxicillin + Clavulanate: Viên 625 mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên, dùng trong 5 ngày.
Nhóm Fluoroquinolones: Đây không phải là nhóm kháng sinh lựa chọn đầu tay của bác sĩ trong điều trị viêm bàng quang. Nhóm thuốc này chỉ được dùng khi việc sử dụng các loại kháng sinh khác thất bại hoặc bệnh bị tái phát. Thuốc thường được chọn là Norfloxacin viêm 400mg, dùng trong 3-5 ngày với liều lượng là 1 viên/lần, cứ cách 12 giờ dùng một lần.
Xem ngay >>> 05 dấu hiệu ung thư bàng quang giai đợn sớm không nên chủ quan
3.2. Cách dùng thuốc điều trị cho phụ nữ có thai bị viêm bàng quang cấp
Đây là nhóm đối tượng nhạy cảm, việc điều trị cần phải hết sức thận trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi. Có thể sử dụng một số thuốc sau:
- Cephalexin: viên 500mg, mỗi ngày uống 2 lần, 1-2 viên/lần cách nhau 12 tiếng, duy trì trong 7 ngày.
- Amoxicillin + Clavulanate: viên 625mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày cách
- nhau 12h trong 7 ngày.
- Nếu kết quả nuôi vi khuẩn nước tiểu dương tính thì lựa chọn theo kháng sinh đồ.
- Nhóm fluoroquinolones và Trimethoprim- Sulfamethoxazole có nguy cơ gây quái thai và ảnh hưởng đến thai nhi ngay cả ở những tháng cuối của thai kỳ. Vậy nên, không lựa chọn 2 loại kháng sinh này để điều trị viêm bàng quang cấp cho phụ nữ có thai.
- Không dùng nitrofurantoin để điều trị cho phụ nữ đang ở 3 tháng cuối thai kỳ vì có nguy cơ tan huyết cho trẻ sơ sinh.
3.3. Điều trị viêm bàng quang cấp ở nam giới
Nguy cơ nam giới bị viêm bàng quang thấp hơn nữ giới do có cấu trúc vùng sinh dục và tiết niệu khác nhau. Vì vậy, khi nam giới bị bệnh thường do các yếu tố thuận lợi. Nên việc tìm ra và điều trị các yếu tố đó như viêm tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn… là điều cần thiết.
Các thuốc có thể được dùng để điều trị viêm bàng quang cấp cho nam giới là:
- Trimethoprim – sulfamethoxazole: Viên 480mg, 2 lần/ngày, uống mỗi lần 2 viên trong 7-10 ngày.
- Cephalexin: Viên 500mg, mỗi ngày uống 2 lần, 2 viên/lần, duy trì trong 1-2 tuần.
- Amoxicillin + Clavulanate: Viên 1000mg, mỗi lần uống 1 viên x2 lần/ngày trong 1-2 tuần.
- Norfloxacin viên 400mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ ngày trong 1-2 tuần.
- Các thuốc khác điều trị các bệnh lý cụ thể khác nếu phát hiện ra.
3.4. Viêm bàng quang cấp biến chứng uống thuốc gì?
- Các thuốc nhóm quinolon: Dùng các loại viên 400 mg, 500 mg. Liều dùng là uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày trong 1- 2 tuần.
- Amoxicillin + Clavulanate viên 1 gram. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 viên/lần, trong 1-2 tuần.
- Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ khi kết quả cấy khuẩn niệu dương tính.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì có thể thực hiện một số phẫu thuật tán sỏi, mổ lấy sỏi hoặc rút sonde tiểu để loại bỏ các nguyên nhân thuận lợi.
3.5. Đối với viêm bàng quang cấp hay tái phát
Đối với trường hợp này nên xem xét việc duy trì điều trị sau khi thực hiện các đợt kháng sinh như viêm bàng quang bình thường. Một số phác đồ có thể tham khảo là:
Trước hoặc sau khi kết thúc quan hệ tình dục thì dùng một liều kháng sinh, ví dụ như:
- Trimethoprim- sulfamethoxazole: Viên 480mg, uống với liều là 1 viên.
- Noroxin: Viên 400mg, mỗi lần uống nửa viên.
- Nitrofurantoin:Uống 1 viên 100mg.
Hoặc duy trì dùng kháng sinh với liều thấp hơn hàng ngày, trong 3 tháng hoặc có thể dài hơn. Có thể uống một hoặc một số trong các loại thuốc sau vào buổi tối trước khi ngủ:
- Trimethoprim- sulfamethoxazole: Uống ½ viên có hàm lượng là 480mg.
- Nitrofurantoin: Mỗi lần uống 1 viên 50mg.
- Cephalexin: Viên 250mg với liều dùng là uống 1 viên.
Norfloxacin: Viên 400mg, uống một nửa viên.
- Ciprofloxacin: Uống ½ viên 250mg.
Xem thêm >>> Phát hiện ung thư bàng quang qua nước tiểu
4. Viêm bàng quang uống thuốc gì? Uống thuốc đông y
Bên cạnh sử dụng các thuốc tây y, một số bài thuốc đông y cũng được sử dụng để chữa viêm bàng quang. Tuy nhiên, cũng tương tự như các thuốc tây y, các bài thuốc đông y này chỉ được sử dụng sau khi có sự thăm khám và kê đơn của các bác sĩ y học cổ truyền.
Một số bài thuốc cổ truyền có thể được dùng trong điều trị viêm bàng quang như là:
Bài thuốc số 1
Bao gồm Sài đất tươi 30g, Bồ công anh và Mã đề mỗi loại 20g, cam thảo đất 16g. Sau khi rửa sạch, để ráo và để cho khô bớt thì đem đi sắc ngập nước trong khoảng 30 phút. Bảo quản và dùng nước thuốc này để uống trong khoảng 5-7 ngày thì sắc thang mới.
Bài thuốc số 2
Bao gồm rễ đậu biếc và rau diếp cá mỗi loại 5g, 10g rễ cỏ tranh, rau má 15g. Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi đem đi sắc với khoảng 700ml nước, đun tới khi nước cạn khoảng 1 nửa thì dừng. Dùng nước thuốc này để uống thành 2 lần trong ngày. Nên duy trì liên tục trong 5 ngày.
Bài thuốc số 3
Bao gồm rau diếp cá tươi 60g, kim tiền thảo 30g, hạt mã đề 15g. Sau khi rửa sạch thì đem đi sắc với khoảng nửa lít nước. Sắc tới khi lượng nước còn một nửa thì dừng, đem chia thành 2 phần, mỗi lần uống 1 phần, uống trong ngày. Nên duy trì uống trong khoảng 10 ngày.
Bài thuốc số 4
Gồm ngải cứu (nguyên rễ) 45g, cỏ seo gà và rễ cỏ tranh mỗi loại 15g. Rửa sạch, trộn đều rồi đun cùng với nước trong khoảng 15-20 phút kể từ khi nước sôi. Chắc lấy phần nước thuốc, chia đôi ra, rồi thêm một chút mật ong để uống trước bữa ăn khi còn ấm. Nên kiên trì uống 7-10 ngày.
Bài thuốc số 5
Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi loại 30g. Cho vào ấm sắc cùng 500ml nước sạch, đun cho tới khi nước còn một nửa thì tắt bếp. Chia nước thuốc thu được thành 2 phần, mỗi lần uống 1 phần, ngày uống 2 lần. Để đạt hiệu quả tốt thì nên duy trì uống trong khoảng 1 tuần.
Bài thuốc số 6
Gồm các vị ngọc lan hoa trắng 15g, râu ngô 20g, rau Diếp cá 10g. Thêm 400ml nước vào, đun cho tới khi còn già nửa thì tắt bếp. Chia thành 2 lần uống trong ngày, mỗi đợt dùng từ 7-10 ngày.
Xem thêm >>> Dấu hiệu ung thư bàng quang ở phụ nữ không nên bỏ qua
5. Các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm bàng quang không dùng thuốc
Các giải pháp sau đây vừa có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị mà không cần dùng thuốc đối với người bệnh lại vừa có thể giúp người khỏe mạnh phòng ngừa mắc bệnh:
- Uống đủ nước để trong 24h lượng nước tiểu ít nhất đạt được là từ 1,5 lít trở lên. Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng các loại nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước ép và sinh tố hoa quả và nên chia thành các lần nhỏ uống trong ngày.
- Không được nhịn tiểu, đặc biệt là nhịn tiểu quá 6 giờ.
- Dùng nước sạch và các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ để tắm, vệ sinh cơ thể, nhất là với phụ nữ đang có kinh nguyệt.
- Tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ và đi vệ sinh trước và sau khi giao hợp kết hợp với các biện pháp tình dục an toàn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút và thoáng khí tốt. Tránh mặc những trang phục bó chật, chất liệu vải thô cứng, không thấm hút được mồ hôi.
- Ăn uống đầy đủ các chất và vitamin, tránh ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hay uống rượu bia, hút thuốc lá.
Trên đây là những thông tin về chủ đề viêm bàng uống thuốc gì của GHV KSol gửi tới bạn đọc. Một lần nữa xin nhắc lại, bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, bạn đọc không nên áp dụng thay thế chỉ định của bác sĩ.
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL