Ung thư phổi có mấy giai đoạn? Đặc điểm nhận biết của bệnh
Nội dung bài viết
Tìm hiểu ung thư phổi có mấy giai đoạn là một việc làm vô cùng cần thiết. Xác định được các giai đoạn chính xác của ung thư phổi giúp bác sĩ lựa chọn được những phương pháp điều trị phù hợp. Vậy ung thư phổi có mấy giai đoạn, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Điều trị ung thư phổi ở đâu tốt nhất Hà Nội và TPHCM?
- Ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu? Triệu chứng thế nào?
1. Tại sao cần biết về giai đoạn ung thư phổi?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, các bác sĩ sẽ cho người bệnh biết luôn về giai đoạn ung thư hiện tại. Phần lớn mọi người đều biết rằng, giai đoạn càng cao thì tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giai đoạn ung thư phổi còn giúp bạn nắm được tiến triển của bệnh và những vị trí phổi bị ảnh hưởng do bệnh gây ra.
Việc xác định giai đoạn ung thư phổi rất quan trọng trong quá trình điều trị, cụ thể như sau:
- Xác định được nơi một khối u hoặc tế bào ung thư nằm trong phổi của người bệnh, biết được khối u lớn bằng từng nào, nó đã di căn đến đâu?
- Đưa ra quyết định điều trị: Biết được người bệnh đang ở giai đoạn nào sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp với đúng giai đoạn của người bệnh. Thứ tự của các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật sẽ được quyết định phụ thuộc vào từng giai đoạn ung thư.
- Dự đoán cơ hội hồi phục: Dựa vào giai đoạn ung thư phổi sẽ có thể dự đoán khả năng thuyên giảm, sự phát triển và lan rộng của bệnh sau khi điều trị.
- Xác định giai đoạn ung thư phổi giúp đưa ra các xét nghiệm phù hợp: Người bệnh ung thư phổi ở các giai đoạn khác nhau sẽ có thể làm các xét nghiệm khác nhau. Vì vậy, dựa vào giai đoạn ung thư sẽ giúp bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm phù hợp từ đó hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
2. Căn cứ để xác định các giai đoạn của ung thư phổi
Đa phần, các bác sĩ sẽ đều phân loại ung thư theo phương pháp TNM, cụ thể như sau:
- T- Tumor status: Xác định kích thước và vị trí của khối u
- N- Node: Xác định các hạch bạch huyết có liên quan
- M- Metastatic status: Biết được liệu khối u di căn ra xa hơn so với các hạch bạch huyết chưa.
Mỗi chữ cái được gắn với một số để từ đó giúp đánh giá các giai đoạn tổng thể của bệnh ung thư.
T – Khối u
Phân loại khối u trong thang TNM sẽ giúp cung cấp các thông tin như kích thước u, nó đã phát triển đến mức nào trong bộ phận mà nó khởi phát, và xác định liệu nó có lan sang các mô khác hay không. Các ký hiệu bao gồm:
- Tx có nghĩa là chưa thể đánh giá được khối u nguyên phát
- T0 có nghĩa là chưa có dấu hiệu khối u nguyên phát.
- Tis có nghĩa là tế bào ung thư chỉ phát triển ở lớp mô ngoài cùng hay còn gọi là ung thư nội biểu mô. Điều này thường tương đương với ung thư giai đoạn 0.
- T1-T4 sẽ giúp mô tả kích thước của khối u và mức độ mà các khối y đã lan đến các mô lân cận. Chữ số sau T càng cao thì đồng nghĩa với việc khối u càng lớn.
N – Hạch bạch huyết
Phân loại N giúp mô tả liệu ung thư có lan đến các hạch bạch huyết hay không, trong đó:
- Nx có nghĩa là chưa thể đánh giá được các hạch bạch huyết lân cận.
- N0 có nghĩa là các hạch bạch huyết gần khối u không chứa tế bào ung thư hoặc
- N1-N3 giúp xác định kích thước và vị trí hoặc số lượng của các hạch bạch huyết lân cận bị ảnh hưởng bởi ung thư.
M – Di căn
Đánh giá di căn cho biết ung thư đã lan sang các phần khác của cơ thể hay chưa.
- Mx có nghĩa là chưa thể đánh giá được mức độ di căn.
- M0 có nghĩa là tế bào ung thư không lan rộng.
- M1 có nghĩa là tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan hoặc mô xa.
3. Ung thư phổi có mấy giai đoạn?
Giai đoạn ung thư mô tả kích thước và vị trí của nó, và nếu nó đã lan từ nơi nó bắt đầu. Biết giai đoạn giúp các bác sĩ tư vấn cho bạn cách điều trị tốt nhất cho bạn.
3.1. Giai đoạn ung thư phổi tế bào nhỏ
Khi sử dụng hệ thống TNM, bác sĩ sẽ xác định được và chia ung thư phổi tế bào nhỏ thành 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn giới hạn: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư có thể được nhìn thấy trong một phổi và trong các hạch bạch huyết ngay gần đó. Các tế bào ung thư chưa lây lan đến cả phổi và qua các bộ phận khác.
- Giai đoạn mở rộng: Tế bào ung thư đã lan sang các khu vực khác của phổi và ngực. Các tế bào này có thể đã lan đến chất lỏng xung quanh phổi của người bệnh hay còn gọi là màng phổi hoặc các cơ quan khác như não.
Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) có khả năng lan ra ngoài phổi khá sớm. Một số tế bào ung thư sẽ có thể lây lan qua hệ thống máu hoặc bạch huyết. Tuy nhiên điều này có thể quá nhỏ để hiển thị trên quét hình ảnh.
3.2. Các giai đoạn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) là loại ung thư phổi phổ biến hơn so với tế bào nhỏ. Loại ung thư này chiếm khoảng 80 -85% các trường hợp bị bệnh ung thư phổi. Nó được chia làm 3 nhóm nhỏ là:
- Ung thư biểu mô tuyến: Có khoảng 30 – 40% những người bị ung thư phổi bị ung thư biểu mô tuyến. Các khối u thường phát triển ở các phần bên ngoài của phổi và có xu hướng phát triển chậm hơn so với hai nhóm còn lại. Điều này có nghĩa là người bệnh có cơ hội tốt hơn để tìm và điều trị khối u trước khi nó lan rộng.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Chiếm tỷ lệ khoảng 25 – 30% bệnh ung thư phổi. Nó phát triển từ các tế bào lót ở bên trong đường thở. Ung thư biểu mô tế bào vảy thường sẽ phát triển ở trung tâm của phổi.
- Ung thư biểu mô tế bào lớn: Chiếm khoảng 10 – 15% những trường hợp bị ung thư phổi. Các khối u có thể phát triển ở bất kỳ phần nào của phổi và có xu hướng phát triển nhanh hơn các phân nhóm khác.
Một cách để mô tả chính xác NSCLC chính là giai đoạn lâm sàng hoặc bệnh lý của nó. Bác sĩ có thể sử dụng quét hình ảnh để kể lại hình ảnh bên trong cơ thể người bệnh để xem nó đang ở giai đoạn lâm sàng nào. Để xác nhận chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành làm sinh thiết, trong đó họ sẽ lấy một mảnh mô nhỏ từ khối u và nhìn vào nó dưới kính hiển vi.
Các bác sĩ thường dựa vào kích thước, vị trí của khối u, số lượng các bạch huyết gần đó mà xác định ung thư đã lan rộng để xác định giai đoạn.
Cách phổ biến nhất để giai đoạn ung thư phổi là sử dụng hệ thống TNM với các số X, 0, 1, 2, 3 hoặc 4 sau mỗi chữ cái.
Kết hợp số và chữ mô tả:
- Chiều rộng khối u của người bệnh sẽ được đo bằng centimet hoặc nếu nó quá nhỏ để đo được
- Khối u của người bệnh nằm ở đâu trong phổi
- Nếu có nhiều hơn một khối u trong cùng một phổi
- Nếu đường thở của bệnh nhân bị tắc nghẽn một phần hoặc bị tắc đủ để gây xẹp phổi hoặc viêm phổi
- Nếu khối u đã lan đến các hạch bạch huyết của bạn hoặc các cơ quan khác
Vì vậy, ung thư phổi có 4 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1
Ung thư phổi giai đoạn 1 còn được gọi là giai đoạn đầu. Đây là giai đoạn khởi phát tế bào ung thư phổi, các tế bào ung thư không lớn hơn 4cm. ở giai đoạn này, các tế bào ác tính không lan ra ngoài phổi hoặc đến bất kỳ hạch bạch huyết nào. Điều này được gọi là ung thư phổi sớm hoặc cục bộ.
Bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 1 có khoảng 50% cơ hội sống sau điều trị 5 năm. Triệu chứng bệnh giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp thông thường khác. Vì thế mà nhiều người không phát hiện sớm mình mắc bệnh.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư có thể có kích thước khác nhau. Nó cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó, lan đến các phần khác của phổi hoặc các khu vực ngay bên ngoài phổi.
Ung thư phổi giai đoạn 2 được gọi là ung thư phổi tiến triển cục bộ và được phân thành hai giai đoạn nhỏ khác sau:
Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư chỉ nằm trong phổi, kích thước khối u lớn hơn 4cm và không quá 5cm. Ngoài ra, nó cũng có các đặc điểm khác như:
- Khối u nằm trong phế quản (đường thở chính).
- Khối u nằm trong lớp màng bao phủ phổi.
- Một phần phổi bị xẹp.
- Viêm phổi.
Giai đoạn 2B: Là giai đoạn nâng cao hơn của ung thư phổi không tế bào nhỏ. Giai đoạn này, khối u có thể vẫn không vượt quá 5cm nhưng có khả năng cao nằm trong các hạch bạch huyết gần phổi hoặc phế quản. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khối u vẫn chưa di căn đến các hạch bạch huyết và có các đặc điểm sau đây:
- Kích thước khối u lớn hơn, từ 5 đến 7cm.
- Có nhiều khối u trong cùng một thuỳ của phổi với khối u chính.
- Tế bào ung thư đã lây lan đến thành ngực hoặc màng phổi, lan đến các dây thần kinh kết nối với cơ hoành và lớp ngoài của túi bao quanh tim.
Nếu được chẩn đoán và điều trị phù hợp ở giai đoạn 2, người bệnh có khoảng 30% cơ hội sống.
Giai đoạn 3
Giai đoạn đã di căn từ phổi sang các mô lân cận hoặc một số hạch bạch huyết ở xa. Ung thư phổi giai đoạn 3 thường được chia thành 3 giai đoạn nhỏ là giai đoạn 3A, 3B và 3C. Các giai đoạn này đều được chia thành các phần phụ dựa trên vị trí, kích thước khối u và sự ảnh hưởng của chúng đến các hạch bạch huyết.
Ung thư phổi giai đoạn 3 thường được gọi là ung thư phổi tiến triển cục bộ. Lúc này các cơ đau, triệu chứng của bệnh bắt đầu nặng hơn. Người bệnh cần phải nhập viện điều trị và tỷ lệ sống giai đoạn này giảm chỉ còn khoảng 5 – 14%.
Giai đoạn 4
Ung thư phổi giai đoạn 4 hay còn gọi là giai đoạn cuối. Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư phổi bắt đầu di căn:
- Khối u đã lan đến phổi ở phía bên kia.
- Các tế bào ung thư có trong chất lỏng trong màng phổi hoặc xung quanh tim.
- Khối u đã lan sang một bộ phận khác của cơ thể như gan, xương hoặc não.
Ung thư phổi giai đoạn 4 được gọi là ung thư phổi di căn hoặc thứ phát.
Việc điều trị bệnh lúc này trở nên rất khó khăn và bệnh nhân chỉ còn 1% cơ hội sống.
Bác sĩ sẽ xác định được phương pháp điều trị tốt nhất khi biết được người bệnh đang ở giai đoạn nào. Việc chẩn đoán giai đoạn ung thư phổi không nói lên quá trình và kết quả điều trị của bệnh. Tiên lượng sống của người bệnh phụ thuộc vào thể trạng, các bệnh nền khác và phản ứng đối với phương pháp điều trị.
4. Phương pháp điều trị ung thư phổi theo từng giai đoạn
Điều trị ung thư phổi cần lập kế hoạch rõ ràng, chi tiết bởi các các bác sĩ có chuyên môn. Việc xác định chính xác giai đoạn bệnh ung thư phổi của từng bệnh nhân giúp bác sĩ có cách điều trị ung thư phổi hiệu quả, an toàn cho người bệnh.
Với người bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, phương pháp điều trị thích hợp cho từng giai đoạn như sau:
Trong giai đoạn đầu (giai đoạn 0 và giai đoạn 1)
Nếu bệnh nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sức khỏe thì phẫu thuật sẽ là phương pháp điều trị chủ yếu.
Mục đích của phương pháp phẫu thuật loại bỏ thùy phổi chứa khối u hoặc bằng cách lấy ra một mảnh nhỏ hơn của phổi. Các bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ một đoạn khi kích thước khối u là rát nhỏ hoặc bệnh nhân gặp vấn đề bất thường về sức khỏe không thể loại bỏ được toàn bộ thùy phổi được.
Sau phẫu thuật, các mô xung quanh tế bào ung thư cũng sẽ bị loại bỏ để được kiểm tra xem liệu có chứa các tế bào ung thư hay không. Hóa trị sẽ bổ trợ có thể được tiến hành sau phẫu thuật để hạn chế nguy cơ ung thư sẽ tái phát lại.
Đối với bệnh nhân có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và không thể phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp xạ trị lập thể hoặc một loại xạ trị khác làm phương pháp điều trị chính.
Giai đoạn 2
Những người bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ khi ở trong giai đoạn II và có điều kiện đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật thường loại bỏ ung thư bằng phẫu thuật cắt thùy hoặc tái tạo phế quản gốc. Trong một số trường hợp, loại bỏ toàn bộ phổi là việc làm cần thiết.
Các biện pháp cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật giúp nâng cao hiệu quả điều trị như hóa trị.
Sau phẫu thuật, các mô xung quanh khối u sẽ được lấy ra để kiểm tra xem liệu có còn các tế bào ung thư. Nếu kết quả là dương tính và vẫn còn tế bào ung thư thì tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng phương pháp hóa trị hoặc tiến hành cuộc phẫu thuật thứ 2.
Nếu tế bào ung thư lan rộng tới các hạch bạch huyết thì cũng cần loại bỏ.
Giai đoạn 3
Khi điều trị ung thư phổi ở giai đoạn 3 thì việc chữa trị đã trở nên khó khăn hơn. Sự lựa chọn các phương pháp điều trị của bạn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Kích thước của khối u.
- Vị trí khối u trong ở trong phổi.
- Mức độ khối u phổi đã lan rộng ra đến đâu.
- Sức khỏe tổng thể của người bệnh
- Mức độ chịu đựng của người bệnh đối với việc điều trị.
Đối với những bệnh nhân có thể chịu được thì việc điều trị thường bắt đầu bằng hóa trị kết hợp với xạ trị. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn sau này nếu bác sĩ xác định được tế bào ung thư còn sót lại sau khi đã áp dụng phương pháp hóa trị và bệnh nhân còn đủ khỏe mạnh.
Đối với những người không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật thì xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị để sử dụng cho bệnh nhân. Nếu phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị được kết hợp bác sĩ đánh giá không có hiệu quả, liệu pháp miễn dịch với việc dùng thuốc pembrolizumab có thể được coi là bước điều trị đầu tiên.
Giai đoạn 4
Vì các khối u trong giai đoạn này đã lan ra đến các vị trí xa nên chúng rất khó chữa. Việc điều trị ung thư phổi trong giai đoạn này nhằm mục đích chính là giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Bên cạnh các phương pháp điều trị ung thư phổi di căn có thể sử dụng trong giai đoạn này như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị thì có thể sử dụng đến những phương pháp như: liệu pháp quang động học hoặc liệu pháp laser giúp làm giảm triệu chứng.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn nắm được bệnh ung thư phổi có mấy giai đoạn cũng như các để xác định các giai đoạn của bệnh này. Việc xác định giai đoạn của bệnh ung thư phổi cũng ảnh hưởng lớn tới phương pháp điều trị và đưa ra tiên lượng sống của từng bệnh nhân. Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tiên lượng sống của người bệnh sẽ càng cao.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 18: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO CHA CHỐNG LẠI CĂN BỆNH UNG THƯ PHỔI