Đi tìm sự thật: Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua đường nào?
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP có lây không và lây qua đường nào là băn khoăn của rất nhiều người đang mắc phải loại vi khuẩn này. Thông thường, vi khuẩn HP tấn công qua đường miệng, đi xuống dạ dày và gây ra các bệnh lý về dạ dày. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu vi khuẩn HP có lây không và lây qua đường nào trong bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Ung thư – Người bạn không mời và cuộc chiến sinh tử của người lính già
- [Giải đáp] Vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không? Có tự hết không?
- Viêm xung huyết hang vị dạ dày ăn kiêng gì để có lợi cho tình trạng bệnh
1. Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tên một loại vi khuẩn sinh sống, phát triển và gây hại trong dạ dày của con người. Vi khuẩn HP vẫn tồn tại được trong môi trường dạ dày là vì chúng tiết ra một loại enzyme Urease giúp trung hòa axit trong dạ dày.
Vi khuẩn HP thường gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính và cũng chính là nguyên nhân gây nên những bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày…
Theo các chuyên gia, không có một triệu chứng rõ ràng có thể nhận biết đường tiêu hóa đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Cơ thể người thường nhiễm vi khuẩn trong thầm lặng và sau đó xuất hiện những cơn đau. Khi gặp tình trạng đau bụng thường xuyên, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời.
2. Vi khuẩn HP có lây không?
Vi khuẩn HP có lây không? Xin khẳng định là vi khuẩn HP dạ dày có thể lây, thậm chí là tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Loại vi khuẩn này là một trong những chủng khuẩn dễ dàng lây nhiễm nhất qua tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp. Theo thống kê, có tới 2/3 dân số trên thế giới bị nhiễm khuẩn HP, trong đó khoảng 10% là tiến triển thành viêm loét dạ dày, tá tràng. Như vậy, có thể thấy tốc độ lây nhiễm của vi khuẩn HP là vô cùng nhanh chóng.
Vi khuẩn HP có thể cư trú tại nhiều bộ phận trong cơ thể người, tuy nhiên đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, tá tràng, ruột non là khu vực gây bệnh chính của chúng. Tại đây, chúng bám vào niêm mạc dạ dày và sinh sản gây bệnh. Vi khuẩn HP hoạt động càng mạnh thì nguy cơ bệnh lý và lây nhiễm càng cao.
Vi khuẩn HP có trong dịch nước bọt hoặc dịch tiêu hóa phân tán ra ngoài môi trường và gây lây nhiễm cho những người tiếp xúc. Bên cạnh đó, vi khuẩn HP cũng có trong chất thải rắn của con người, nếu không được xử lý đúng cách có thể là nguồn lây nhiễm lớn cho cộng đồng. Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn HP ở dạng xoắn chỉ sống được một vài giờ, thế nhưng chúng có thể tồn tại trong nước đến 1 năm nếu ở dạng cầu.
Xem thêm >>> Hóa trị liệu ung thư dạ dày – Tác dụng, hiệu quả và tác dụng phụ?
3. Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
Đường miệng – miệng
Đây là con đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, chúng lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành.
Do đó, nếu dùng chung bát, đĩa, dụng cụ ăn uống và ngồi ăn cùng với người bệnh thì sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn HP. Vì có khả năng tiếp xúc với nước bọt của người bệnh trong quá trình ăn uống.
Bên cạnh đó, vi khuẩn HP cũng có thể lây khi thực hiện hoạt động thơm hôn, nói chuyện trong khoảng cách gần.
Đường phân – miệng
Vi khuẩn HP thường đào thải qua phân và là nguồn lây lan chính sang cộng đồng. Do đó, thói quen sinh hoạt ăn đồ sống, đồ tái như tiết canh, gỏi cá có, rau củ không được rửa sạch có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn HP lây nhiễm.
Bên cạnh đó, sau khi đi vệ sinh không rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn mà đã vào chế biến thức ăn hoặc đưa lên miệng cũng sẽ có khả năng bị nhiễm vi khuẩn HP.
Đường khác
Bạn có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa… Do đó, việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là điều hết sức cần thiết để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP.
4. Nhiễm vi khuẩn HP có đáng lo không?
Thường chúng ta thường nghe tới vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, khi nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe mà chủng vi khuẩn này có thể gây ra.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori có đến hơn 200 chủng loại khác nhau và không phải loại nào cũng gây bệnh lý. Thực tế, chỉ một số ít loại vi khuẩn HP mang gen CagA mới gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng và nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày.
Nguyên nhân do loại vi khuẩn HP mang gen CagA này dễ dàng tấn công vào niêm mạc dạ dày người, gây tổn thương kéo dài. Acid trong dịch vị dạ dày khiến cho tổn thương này bị viêm loét nặng hơn, gây ra rối loạn tiêu hóa.
Tuy nhiên, vi khuẩn HP không gây bệnh lý ngay khi bị viêm nhiễm mà chúng thường phá hủy âm thầm trong nhiều năm liền. Có những trường hợp đến 30 năm kể từ khi nhiễm khuẩn HP mang gen gây bệnh, các triệu chứng tổn thương mới bắt đầu xuất hiện.
Không thể phủ nhận rằng có một số loại vi khuẩn HP không những không gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, mà còn giữ vai trò như vi khuẩn cộng sinh giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh cho đường ruột. Như vậy, có thể nói không phải tất cả các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP đều có nguy cơ tiến triển thành bệnh, nhưng vẫn cần thường xuyên sàng lọc, kiểm tra và điều trị bệnh sớm nếu vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm >>> Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
5. Các cách xác định bị nhiễm vi khuẩn HP
Dưới đây là các cách xét nghiệm phát hiện khi bị nhiễm vi khuẩn HP phổ biến:
Xét nghiệm hơi thở
Xét nghiệm hơi thở là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện ra sự xuất hiện của vi khuẩn HP. Phương pháp này có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng nên ai cũng có thể áp dụng được xét nghiệm này.
Có 2 kỹ thuật xét nghiệm hơi thở:
- Kiểm tra hơi thở bằng bóng: Người bệnh nghi bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ thổi vào dụng cụ test hơi thở có hình quả bóng.
- Kiểm tra hơi thở thẻ bằng thẻ: Người bệnh sẽ thổi vào dụng cụ xét nghiệm hơi thở có hình giống với thẻ ngân hàng.
Sau khi thổi hơi thở vào dụng cụ xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và phân tích. Dựa vào các chỉ số có sẵn để có thể đánh giá người đó âm tính hay dương tính với vi khuẩn HP.
Xét nghiệm phân
Vi khuẩn HP khi sinh sống trong dạ dày và khi chúng ta đi vệ sinh, chúng sẽ đào thải ra ngoài cùng với phân. Vì vậy, xét nghiệm phân để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn HP cũng cho kết quả khá chính xác.
Thông thường, phương pháp xét nghiệm này được áp dụng với những người đang bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng nhẹ. Quá trình lấy mẫu khá đơn giản, chỉ cần lấy một mẫu phân nhỏ cho vào lọ sạch và đậy lại bằng nắp kín rồi đem đến phòng xét nghiệm.
Xét nghiệm máu
Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP thì trong máu của người bệnh sẽ xuất hiện một lượng kháng thể HP nhất định. Chính vì thế, xét nghiệm máu cũng là một trong những cách giúp phát hiện ra sự tồn tại của vi khuẩn HP trong cơ thể người. Tuy nhiên, việc xét nghiệm máu thường rất dễ cho kết quả dương tính với vi khuẩn Hp giả.
Nguyên nhân chính là do vi khuẩn HP không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn ở rất nhiều bộ phận khác trong cơ thể như đường ruột, hốc xoang hay khoang miệng,… Ngoài ra, đối với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP khi đã điều trị khỏi bệnh vẫn có thể còn lưu lại kháng thể này ở trong máu. Do vậy, phương pháp xét nghiệm máu chỉ được áp dụng đối với những người muốn kiểm tra xem mình có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP hay không.
Nội soi dạ dày
Phương pháp nội soi không còn quá xa lạ với mọi người. Khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ chuyên dụng có gắn camera đưa từ miệng người bệnh xuống dạ dày. Sau đó, điều chỉnh ống soi đến đúng vị trí của vết loét và lấy một mẫu sinh thiết ở vùng này rồi đem đi nuôi cấy vi khuẩn. Cuối cùng áp dụng kỹ thuật Clo-test hoặc quan sát hình thái để xác định xem có sự tồn tại của vi khuẩn HP hay không.
Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ còn kiểm tra được những tổn thương của dạ dày gây ra bởi loại vi khuẩn này. Từ đó, có những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Xem thêm >>> Triệu chứng ung thư dạ dày di căn – Cách nhận biết và điều trị
6. Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP được chỉ định điều trị bao gồm: bị viêm dạ dày kết hợp loét dạ dày, u MALT hoặc ung thư dạ dày. Ngoài ra các đối tượng nguy cơ cao cũng được điều trị tiêu diệt vi khuẩn như: viêm teo niêm mạc dạ dày, có polyp dạ dày, gia đình có tiền sử ung thư dạ dày…
Hiện nay, phương pháp điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày là sử dụng kết hợp kháng sinh trong hai tuần (thường hiệu quả với khoảng 90% trường hợp bệnh nhân) vì HP là loại vi khuẩn nên cần sự kết hợp điều trị kháng sinh với thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Liệu trình dùng kháng sinh điều trị này có thể khiến bệnh nhân gặp phải một số tác dụng phụ như: lưỡi đen, tiêu chảy, ra phân đen, rối loạn vị giác…
Vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc, do đó bệnh nhân cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị, thăm khám kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ. Nếu vi khuẩn HP kháng thuốc thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, và chúng cũng dễ dàng hoạt động gây bệnh hơn. Vi khuẩn này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị, thực hiện lối sống và sinh hoạt lành mạnh.
7. Cách phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP
Như đã đề cập ở trên, vi khuẩn Hp rất dễ lây nhiễm, nắm vững được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP sẽ giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa bị lây nhiễm cho bản thân và gia đình bằng những cách sau đây:
- Tránh dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như uống chung cốc, chấm chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau… đặc biệt là trong gia đình có người nhiễm HP.
- Giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống cần dùng chung trong gia đình.
- Khi ăn uống tại các hàng quán ven đường cần cẩn thận vì vệ sinh dụng cụ ăn uống tại các địa điểm này rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn HP.
- Bạn cần diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột… thường xuyên.
- Tuyệt đối không hôn trẻ, không mớm thức ăn cho trẻ nếu nghi ngờ có nhiễm HP. Đây là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP chéo trong gia đình.
- Bỏ thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.
- Các vật nuôi trong gia đình như chó, mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP. Bởi vậy, hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi trong gia đình.
- Không nên ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi….
- Ngoài ra, các loại thức ăn lên men như mắm ruốc, mắm tôm.. cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ, rất dễ gây các bệnh đường tiêu hóa mà trong đó có vi khuẩn HP.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã có câu trả lời cụ thể về vấn đề vi khuẩn HP có lây không và lây nhiễm qua đường nào. Đồng thời, biết cách phòng tránh lây nhiễm HP từ những việc làm đơn giản và thiết thực nhất.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng