Hỏi đáp chuyên gia: Suy thận độ mấy thì phải chạy thận?

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Vậy suy thận có mấy cấp độ và suy thận độ mấy thì phải chạy thận, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu nhé.

XEM THÊM:

1. Các cấp độ của suy thận là gì?

Trong y học, có 5 cấp độ suy thận được phân chia dựa theo khả năng hoạt động lọc chất thải, chất độc ra khỏi máu của thận. Cụ thể đó là:

Suy thận độ 1

Ở giai đoạn này, mức lọc cầu thận còn từ 90 ml/phút/1,73m² trở lên.

Đây được xem là giai đoạn khởi phát của bệnh. Lúc này, các biểu hiện chưa rõ rệt và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.

Thông thường ở mức độ này sẽ bắt đầu với những triệu chứng phổ biến như: 

  • Chán ăn, mệt mỏi.
  • Da dẻ xanh xao, cảm thấy thiếu sức sống.
  • Cảm thấy tức, khó chịu ở hai bên hông…

Ngoài những biểu hiện lâm sàng trên, để nhận biết được tình trạng suy thận độ 1, có thể cần tiến hành các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm creatinin và urê có trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Chụp CT để phát hiện những tổn thương trên thận…

Suy thận cấp độ 1 được đánh giá là không quá nguy hiểm. Nếu được chữa trị kịp thời thì mức độ hồi phục của thận có thể lên đến 90%.

Suy thận độ 2

Mức lọc cầu thận ở suy thận độ 2 là khoảng 60 – 89 ml/phút/1,73m².

Đây là giai đoạn bắt đầu trở nên nguy hiểm và cần phải được can thiệp y tế kịp thời. Nhất là khi lượng kali trong máu tăng đột biến, các vấn đề về tim mạch sẽ xuất hiện và có thể đe dọa đến tính mạng.

Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn này người bệnh cần được quan tâm sát sao đồng thời xây dựng phác đồ dự đoán tốc độ tiến triển của bệnh và duy trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.

suy-than-do-may-thi-phai-chay-than-1
Các cấp độ suy thận được chia dựa trên mức lọc cầu thận

Suy thận cấp độ 3

Ở bệnh nhân suy thận độ 3 thường có mức lọc cầu thận 30 – 59 ml/phút/1,73m².

Khi người bệnh bước vào suy thận cấp độ 3 thì tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Thời điểm này, thận đã bị tổn thương nặng nề và chức năng của thận bị suy giảm gần đến 80%. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng trong thời gian này như là : tăng huyết áp, thiếu máu, loãng xương…

Những triệu chứng thường xuyên gặp ở bệnh nhân suy thận độ 3 là:

  • Mệt mỏi, xanh sao, người gầy gò.
  • Mất ngủ, khó thở.
  • Thường xuyên bị đau ở hai vùng hông.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu màu vàng đậm, thậm chí là có bọt, số lượng nước tiểu thay đổi khó kiểm soát.
  • Chân tay sưng phù…

Suy thận cấp độ 4

Mức lọc cầu thận ở bệnh nhân suy thận cấp độ 4 là khoảng 15 – 29 ml/phút/1,73m².

Khi đến cấp độ 4 là thuộc giai đoạn gần cuối của suy thận, cơ hội sống còn lại rất thấp.

Mức độ tổn thương ở giai đoạn này của thận đã lên đến gần 90%, các chức năng thận gần như đã mất đi hoàn toàn. Thận không còn đủ khả năng để lọc nước, loại bỏ chất thải hay cặn bã.

Ở cấp độ này, người bệnh gần như là phụ thuộc vào các phương pháp điều trị nếu không có thể nguy hiểm đến mạng sống.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như là:

  • Suy tim.
  • Huyết áp tăng.
  • Phù các cơ quan như phổi, não.
  • Tiểu đường…

Trong giai đoạn này,để có thể kéo dài sự sống, người bệnh sẽ được yêu cầu phải thực hiện các biện pháp chạy thận, lọc máu và ghép thận.

Triệu chứng phổ biến của suy thận độ 4 là:

  • Ứ nước, sưng phù toàn thân.
  • Giảm khả năng ăn uống, không ăn được nhiều.
  • Buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao, đau đầu.
  • Mất ngủ, khi ngủ có thể bị chuột rút.
  • Da xanh, đau quặn hông 2 bên…

Suy thận độ 5

Mức lọc cầu thận ở giai đoạn này đã xuống dưới 15 ml/phút/1,73m² hoặc phải dùng thận nhân tạo.

Đây là giai đoạn cuối cùng của suy thận và tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa bất kỳ lúc nào. Trong giai đoạn này, thận đã bị tổn thương hoàn toàn và không còn các khả năng hoạt động, lọc máu hay đào thải chất độc.

Người bệnh ở giai đoạn này bắt buộc phải sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo, ghép thận và lọc màng bụng.

2. Suy thận cấp độ mấy thì phải chạy thận?

Với phương pháp chạy thận nhân tạo đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Người bệnh sẽ tiến hành chạy thận 2 – 4 lần trong một tuần, mỗi lần diễn ra trong khoảng 4 – 6 tiếng.

Phương pháp này có nguy cơ nhiễm viêm gan C rất cao nếu sử dụng chung máy chạy thận. Bên cạnh đó, trong thời gian chạy thận người bệnh cùng cần phải kiêng nước và một số thực phẩm.

Khi bệnh nhân đang ở cuối giai đoạn 3 và đầu giai đoạn 4 thường sẽ được chỉ định chạy thận. Bởi lúc này, cầu thận đã mất hoàn toàn chức năng lọc máu. Do đó, nếu người bệnh không chạy thận sớm có thể dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố trong cơ thể, gây hôn mê và tử vong.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị khác như là:

  • Ghép thận: Thực hiện bằng cách dùng thận của người khỏe mạnh để thay cho người bệnh. Điểm hạn chế lớn nhất của phương pháp này là rất khó tìm được thận phù hợp. Bên cạnh đó chi phí thực hiện cũng rất cao và người bệnh có thể gặp nguy cơ thải ghép cũng như những tác dụng phụ của thuốc thải ghép.
  • Lọc màng bụng: Là phương pháp sử dụng màng bụng để lọc các chất thải và cặn bã thay thế cho thận. Dù hiệu quả không bằng nhưng do màng bụng có cấp tạo là màng bán thấm nên có thể thực hiện vai trò như một quả thận. Theo đó, người bệnh cần được tuân theo các kỹ thuật y tế chuyên môn cùng với sẽ phải sử dụng một ống thông trên người. Người bệnh cần được vệ sinh hàng ngày nếu không sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao.
suy-than-do-may-thi-phai-chay-than
Suy thận độ mấy thì phải chạy thận

3. Các biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ phải chạy thận

Để giảm bớt nguy cơ phải sử dụng phương pháp chạy thận, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thay đổi chế sinh hoạt: Tránh tập luyện hay làm việc nặng, căng thẳng. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh chỉ nên lao động nhẹ, tập luyện các bài tập có cường độ thấp như đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng.
  • Người bệnh cần có chế độ ăn giàu calo, tăng khoảng 30% so với người bình thường (khoảng 3000 Kcal).
  • Chia thành các bữa ăn nhỏ từ 4-6 bữa/ ngày.
  • Hạn chế protein, chỉ nên cung cấp cho cơ thể khoảng 0,3 – 0,4g protein/kg cân nặng/ngày.
  • Người bệnh cần có chế độ ăn nhạt, mỗi ngày không ăn quá 2- 4g muối ăn.
  • Không nên dùng các thức uống kích thích như: trà, cafe hay rượu bia…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều phốt pho hay nhiều kali 
  • Các loại thực phẩm tốt cho bệnh thận nên dùng như: bánh mì không có muối, gạo, khoai tây, mì ống, táo, dưa hấu, lê, đào… 
  • Người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi được tình trạng sức khỏe cơ thể. 

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc suy thận độ mấy thì phải chạy thận đó là suy thận độ 3 và đầu độ 4. Tốt nhất là người bệnh nên phát hiện và điều trị bệnh sớm để tránh nguy cơ phải chạy thận và tăng thời gian cũng như chất lượng sống.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7