Cách xử lý trào ngược dạ dày gây viêm họng hiệu quả
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày gây viêm họng mang lại nhiều khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó việc nắm được các thông tin về trào ngược dạ dày gây viêm họng là điều hết sức cần thiết. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- [Giải đáp] Trào ngược dạ dày uống nước dừa được không?
- Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh – Cha mẹ cần làm gì?
1. Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và họng gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng ngực dọc theo xương ức. Ngoài ra còn có một số triệu chứng điển hình khác như là đau tức ngực, khó nuốt, đắng miệng.
2. Vì sao trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng?
Trào ngược dạ dày gây viêm họng khi trào ngược dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản họng, dịch vị dạ dày gồm nhiều loại như: axit HCl, Pepsine, men tiêu hóa…
Pepsin sẽ phá hủy các chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc họng, thực quản, đồng thời tạo điều kiện cho acid HCl, dịch mật và các chất khác tiếp xúc, phá hủy niêm mạc họng. Nếu để lâu ngày cổ họng sẽ bị tổn thương và phù nề. Đó là cơ chế trào ngược dạ dày đau họng.
Theo thống kê, có đến 70% người bệnh trào ngược dạ dày bị viêm họng và gặp các vấn đề về cổ họng. Ngoài ra, còn có hiện tượng trào ngược dạ dày dẫn đến viêm họng hạt – một dạng của bệnh viêm họng mãn tính kéo dài dẫn tới sự phát triển quá độ của các tổ chức lympho sau thành họng. Từ đó tạo nên các hạt ở họng, lâu ngày có thể để lại các biến chứng như: hơi thở có mùi, loét thực quản, hẹp thực quản, tiền ung thư thực quản…
Xem thêm >>> Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
3. Phân biệt triệu chứng viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày
Bệnh viêm họng thông thường và viêm họng do trào ngược dạ dày rất dễ nhầm lẫn với nhau. Vì vậy người bệnh cần lưu ý để phân biệt được viêm họng do trào ngược dạ dày để có những biện pháp kịp thời:
Triệu chứng bệnh viêm họng thông thường
- Sốt.
- Khô rát họng, đau họng.
- Toàn thân ớn lạnh.
- Đau đầu, nhức mỏi cơ thể.
- Kèm theo khàn tiếng.
Triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày
Người bị viêm họng do trào ngược dạ dày ngoài những triệu chứng cơ bản của viêm họng thông thường còn kèm theo những triệu chứng dễ nhận biết sau đây:
- Cảm thấy ruột gan cồn cào.
- Gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Triệu chứng ho khan hoặc ho có nhiều đờm do trào ngược dạ dày.
- Khó phát âm, khản đặc tiếng.
- Ợ chua, buồn nôn và nôn.
- Cảm giác nóng rát vùng miệng họng và ngực phía sau xương ức.
- Vùng cổ họng bị ngứa rát, khó chịu.
- Bị hôi miệng.
- Thường bị nghẹn, khó nuốt và thường xuyên bị nấc.
- Nước bọt tiết ra nhiều hơn do nồng độ axit trong miệng cao bất thường.
Những người bị trào ngược dạ dày cần cẩn trọng với tình trạng viêm họng mạn tính nếu để kéo dài. Cách tốt nhất nên điều trị triệt để bệnh trào ngược dạ dày để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh khác ở đường mũi và họng.
4. Trào ngược dạ dày gây viêm họng có nguy hiểm không?
Viêm họng thông thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì nó không kéo dài và tổn thương niêm mạc họng sẽ được phục hồi khi tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt. Tuy nhiên, khi bị viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản thường rất khó để phát hiện và phân biệt với viêm họng thông thường. Chính vì thế mà rất nhiều bệnh nhân phát hiện muộn, điều trị sai cách dẫn đến tổn thương niêm mạc họng nặng khó có thể phục hồi.
Nếu tình trạng acid dịch vị gây tổn thương họng không được kiểm soát, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như:
- Ho dai dẳng liên tục: Đây là biến chứng thường gặp của người bệnh trào ngược dạ dày nói chung và viêm họng do trào ngược dạ dày nói riêng. Triệu chứng này cảnh báo niêm mạc họng của bạn đang bị tổn thương rất nghiêm trọng, đôi khi còn gây khàn giọng và khó nói.
- Viêm thực quản: Axit dịch vị dạ dày gây viêm họng và kích thích các mô lót ở khu vực hầu, họng dẫn đến viêm họng.
- Hẹp thực quản: Tổn thương thực quản họng kéo dài do trào ngược dạ dày có thể gây hình thành mô sẹo hoặc khối u, kết quả là dẫn đến hiện tượng hẹp thực quản. Hẹp thực quản không chỉ gây viêm họng nặng hơn, kéo dài hơn mà còn cản trở khiến hoạt động nuốt thức ăn bị khó khăn hơn.
- Khó nuốt: Biến chứng này xảy ra khi viêm họng trào ngược gây tổn thương liên tục, kết quả là hình thành các mô sẹo thực quản khiến thức ăn khó di chuyển qua bộ phận này hơn.
- Vòng thực quản: Đây là tình trạng xuất hiện các vòng hoặc nếp gấp mô bất thường hình thành ở lớp lót dưới thực quản họng. Những dải mô bất thường này được gọi là vòng thực quản, là nguyên nhân gây co thắt thực quản và khó nuốt.
- Barrett thực quản: Đây là một biến chứng nguy hiểm nhất của viêm họng do trào ngược gây ra, khi tế bào niêm mạc thực quản bị tổn thương nghiêm trọng, chúng sẽ tự thay đổi để chống lại tổn thương đó trở thành giống với tế bào lót ruột non. Thông thường Barrett thực quản khá hiếm gặp, tuy nhiên đây biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày viêm họng có thể tiến triển thành ung thư thực quản.
Ngoài ra, còn có một số biến chứng viêm họng do trào ngược dạ dày hiếm gặp hơn có thể kể đến như: viêm dây thanh quản, viêm hầu họng thanh quản, áp xe hầu họng, hình thành ung thư thực quản… Do đó, bạn không nên chủ quan để viêm họng trào ngược kéo dài dẫn đến những tổn thương nặng nề khó phục hồi.
5. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng
5.1. Thay đổi thói quen sống
Áp dụng những thói quen tốt dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện bệnh trào ngược dạ dày, giảm viêm họng và các triệu chứng khác:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Thay vì ăn thành 3 bữa ăn chính với lượng thức ăn nhiều, bạn nên chia thành các bữa ăn nhỏ hơn trong ngày. Điều này sẽ giúp dạ dày không bị giãn rộng ra, dịch tiết và acid dạ dày cũng giảm nên hạn chế tình trạng trào ngược tạo áp lực lên cơ thắt thực quản.
- Không nằm ngay sau khi ăn: Thói quen nằm ngay sau khi ăn, nhất là khi ăn no sẽ khiến dịch dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản hơn. Tốt nhất là sau khi ăn 3 giờ, người bệnh trào ngược dạ dày không nên nằm ngay, khi ngủ cũng nên kê gối để đầu nâng cao hơn so với phần bụng.
- Không hút thuốc: Thuốc lá khiến tổn thương niêm mạc cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn. Và Nicotine trong thuốc lá còn làm giãn cơ thực quản, kích thích tăng tiết acid dạ dày.
- Duy trì cân nặng phù hợp: Thừa cân, béo phì thường làm tăng áp lực cho vùng bụng, khiến dịch dạ dày và acid dễ bị đẩy lên cơ vòng thực quản hơn. Bởi vậy, nếu bạn đang bị béo phì hoặc béo bụng, hãy lên kế hoạch luyện tập để giảm cân hợp lý.
- Hạn chế mặc quần áo bó chặt: Những quần áo quá bó sát, nhất là vùng bụng sẽ gây chèn ép lớn cho vùng dạ dày, khiến dịch vị dạ dày dễ đi ngược lên thực quản.
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Cần tránh xa các loại thức ăn cay nóng, các món ăn chế biến quá nhiều đường hoặc quá nhiều dầu mỡ. Hoặc những thức uống như: đồ uống có ga, bia, rượu, trà, cà phê, nước cam, bưởi… sẽ khiến cho chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm >>> Cảnh báo 5 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
5.2. Điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng bằng thuốc
Các loại thuốc chống trào ngược dạ dày có tác dụng giảm tiết acid hoặc trung hòa acid để bảo vệ thực quản bao gồm:
- Thuốc kháng acid gồm: magie hydroxid, canxi carbonate, sodium bicarbonate, nhôm hydroxit… Thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng của bệnh bao gồm cả chứng đau họng, viêm họng. Đây là loại thuốc không kê đơn nhưng tốt nhất bệnh nhân vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Thuốc ức chế thụ thể H2: Thuốc ức chế thụ thể H2 hoạt động trên cơ chế ngăn chặn các tế bào dạ dày gắn kết với thụ thể trên tế bào sản xuất axit. Các loại thuốc này thường dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng gồm: famotidine, ranitidine, cimetidine, nizatidine…
- Thuốc ức chế bơm proton: Loại thuốc này giúp giảm sản xuất acid dạ dày, do đó chúng có tác dụng giảm tổn thương tiếp tục do acid dạ dày cho niêm mạc thực quản. Nhờ đó chứng viêm họng sẽ được cải thiện, tuy nhiên cần dùng trong liệu trình điều trị phù hợp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Thuốc giảm viêm họng: Khi giảm acid dạ dày trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc thực quản, niêm mạc họng sẽ dần hồi phục. Bác sĩ có thể kê hoặc hướng dẫn bạn sử dụng một vài loại thuốc giảm đau họng, nhưng đa phần tình trạng này sẽ không quá nghiêm trọng.
Các thuốc trị trào ngược dạ dày không kê đơn đều dễ dàng mua tại các hiệu thuốc, tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên bạn không nên tự ý dùng khi chưa chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp các thuốc điều trị trào ngược dạ dày không có hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật khắc phục tình trạng giãn cơ vòng thực quản để chữa dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày.
5.3. Phương pháp dân gian trị trào ngược dạ dày gây viêm họng
Từ xa xưa, trong dân gian vẫn lưu truyền rất nhiều mẹo chữa viêm họng hiệu quả từ những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm với cách thực hiện đơn giản. Bạn có thể áp dụng một số nguyên liệu dưới đây vừa giúp trị viêm họng vừa tốt cho sức khỏe dạ dày:
Nước muối có công dụng sát khuẩn
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, thức ăn đọng ra khỏi các hốc họng, miệng, kẽ răng… Khi súc miệng bạn nên ngửa cổ để nước muối có thể xuống được họng. Thời gian một lần súc miệng khoảng 30 giây, mỗi ngày súc khoảng 2 – 3 lần. Người bệnh nên áp dụng hàng ngày và sử dụng nước muối sinh lý 0,9% đã được vô khuẩn sẽ an toàn hơn so nước muối tự pha.
Gừng và mật ong chữa viêm họng do trào ngược dạ dày
Trong củ gừng chứa gingerol có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi rất tốt. Vì vậy, gừng là lựa chọn không thể thiếu để cải thiện viêm họng. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị củ gừng tươi, đem rửa sạch và gọt vỏ rồi thái thành sợi nhỏ.
- Sau đó cho gừng vào lọ thủy tinh và đổ mật ong cho ngập hết phần gừng trong lọ.
- Đậy kín nắp lọ rồi bảo quản nơi khô thoáng và sử dụng sau khoảng 3 – 5 ngày.
- Mỗi lần sử dụng bạn có thể ngậm trực tiếp 1 – 2 thìa cafe hỗn hợp gừng mật ong trong miệng rồi nuốt thật chậm.
- Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn viêm họng.
Chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng bằng nghệ và mật ong
Trong Đông y, nghệ được coi là “vị thuốc vàng” điều trị vô vàn loại bệnh, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời, mật ong có tính sát khuẩn cực mạnh giống như một chất kháng sinh tự nhiên, không chỉ giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn mà còn tăng cường hệ miễn dịch giúp cải thiện trào ngược dạ dày rát họng.
- Chuẩn bị mật ong và tinh bột nghệ theo tỉ lệ 1:1
- Sau đó khuấy đều với một ly nước nóng ấm rồi uống từ từ.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Chữa viêm họng do trào ngược dạ dày bằng đu đủ chín
Trong đu đủ chứa rất nhiều vitamin A, C, E, K… giúp bồi bổ cơ thể, chứa những khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Selen, Photpho, Kẽm, Đồng, Magie, Canxi, Beta Carotene giúp hấp thu tốt vitamin A, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Người bị viêm họng do trào ngược dạ dày nên bổ sung đu đủ chín giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng bệnh.
- Chuẩn bị 1 quả đu đủ chín, gọt bỏ vỏ, loại bỏ hạt rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng.
- Cho đu đủ vào hấp cùng một chút đường phèn.
- Áp dụng 2 lần/ngày vào trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Người bệnh kiên trì áp dụng sau 1 – 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Sử dụng cam thảo
Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, không có độc, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải nhiệt, nhuận phế, dưỡng khí, làm thông kinh mạch, chống viêm loét, ôn trung hạ khí… Các nghiên cứu trong y học hiện đại đã cho thấy, cam thảo chứa các hoạt chất có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm dịu cổ họng, chống viêm, chống dị ứng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nhờ hoạt chất acid glycyrrhizic có trong dược liệu này.
- Cam thảo đem rửa sạch và đun sôi cùng nước để uống hàng ngày.
- Người bệnh nên uống trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút là tốt nhất.
- Chỉ nên sử dụng cách này tối đa 1 – 2 tuần.
Uống trà hoa cúc
Theo Đông y, hoa cúc có mùi thơm, vị đắng có công dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, giúp ngủ ngon và giảm mệt mỏi căng thẳng, đặc biệt là trung hòa tốt lượng acid dư thừa trong dạ dày từ đó ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, trà hoa chúc còn giúp giảm viêm họng khá hiệu quả.
- Chuẩn bị một nắm hoa cúc, rửa sạch, rồi đem sao khô.
- Nên tráng hoa cúc qua một lần nước sôi cho sạch bụi bẩn.
- Cho hoa cúc vào ấm trà, rồi thêm 150ml nước sôi và hãm trong khoảng 5 – 10 phút.
- Sử dụng trà hoa cúc khi còn ấm và thời điểm tốt nhất để uống là trước khi đi ngủ khoảng 30 phút giúp giảm hiện tượng trào ngược dạ dày gây mất ngủ ban đêm.
- Bạn có thể thêm một chút gừng hoặc đường phèn tùy theo vị của bạn.
Xem thêm >>> Chi phí xạ trị ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?
Trà xanh chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng
Trong trà xanh chứa 20% tanin có khả năng sát khuẩn mạnh, dùng để súc họng chữa viêm họng do trào ngược dạ dày rất tốt. Đặc biệt, tanin còn có tác dụng như vitamin P có tác dụng hiệu quả điều trị các bệnh herpes gây viêm loét họng. Súc miệng bằng trà xanh là một trong những cách giúp loại bỏ triệu chứng khó chịu viêm họng do trào ngược dạ dày.
- Pha trà xanh với nước ấm.
- Sau đó ngậm và súc trong 10 – 15 giây trước khi nhổ ra.
- Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày (hoặc hơn) nếu cần.
7. Biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày gây viêm họng
Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng tránh được tình trạng viêm họng do trào ngược dạ dày:
- Tránh dùng những thực phẩm dễ kích ứng niêm mạc như đồ uống có chứa cồn, ga, thuốc lá…
- Tránh tình trạng ăn quá no vào một lúc, trước khi đi ngủ 3 tiếng thì bạn nên hạn chế ăn uống.
- Khi ngủ nên nằm kê cao đầu để thức ăn không bị đẩy lên thực quản, tốt nhất là nằm nghiêng sang bên trái.
- Người bệnh cần kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Nên hạn chế mặc quần áo quá chật để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày ít nhất 2 lần sau khi thức dậy. trước khi đi ngủ và đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
- Khi xuất hiện các dấu hiệu khác thường, người bệnh nên đi thăm khám sớm.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Như vậy, điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng chủ yếu tập trung vào điều trị căn nguyên gây ra bệnh, giảm tình trạng axit dạ dày trào ngược gây tổn thương niêm mạc thực quản họng. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng này, cũng như lựa chọn được cách điều trị phù hợp sau khi được bác sĩ chẩn đoán.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng