Liệu xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không – Đọc ngay để tìm câu trả lời

Xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không là một câu hỏi thường xuất hiện trong quá trình khám và điều trị. Xét nghiệm máu là một phương pháp kiểm tra được sử dụng phổ biến. Vậy để biết xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không, hãy đọc bài viết sau của GHV KSol.

XEM THÊM:

1. Thực hiện xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh ung thư hay không?

  • Xét nghiệm máu là một phương pháp giúp tìm ra các dấu ấn của bệnh ung thư. Những dấu ấn đó là các protein đặc biệt, do các tế bào ung thư sinh ra hoặc các hormon (ví dụ như ung thư gan là AFP, ung thư đại tràng là CEA, ung thư tụy CA19-9, ung thư phổi là CYFRA 21 và ung thư buồng trứng là CA 125…)
  • Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư: Đây là một phương pháp còn được xem là rất mới. Vì có quan điểm cho rằng bệnh ung thư là là do đột biến gen gây ra, ví dụ như xét nghiệm máu tìm gen ung thư vú BRCA2, bệnh ung thư đại tràng là gen APC… Các xét nghiệm này có khả năng phát hiện bệnh ung thư từ những giai đoạn rất sớm.

Từ đây, có thể thấy xét nghiệm máu là một trong những phương pháp giúp phát hiện bệnh ung thư. Nhưng độ chính xác của phương pháp này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp sau đây. 

xet-nghiem-ung-thu-qua-mau-co-chinh-xac-khong-1
Xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không?

2. Xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không?

Như đã nói xét nghiệm máu là phương pháp giúp bác sĩ tìm ra dấu ấn ung thư. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, xét nghiệm máu không thể hiện được toàn bộ bản chất của bệnh ung thư. Nguyên nhân bởi vì, xét nghiệm máu có thể cho ra kết quả âm tính hoặc dương tính giả do trong máu có chứa những chất tương đồng với tế bào ung thư.

Để xác định chính xác trong cơ thể bệnh nhân có khối u ung thư hay không, thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm lại xét nghiệm sau một khoảng thời gian 3 đến 6 tháng…

Nếu đúng là có khối u thì các chỉ số này sẽ tăng lên theo tỷ lệ của kích thước khối u. Việc xác định các chỉ số này tăng lên sẽ kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng khác để xác định được bệnh. Còn nếu là kết quả là dương tính giả thì các chỉ số thường sẽ vọt lên rồi giảm xuống.

Hiện tượng âm tính giả là điều khiến cho nhiều người lo ngại nhất. Điều này có nghĩa là người bệnh thực sự bị ung thư nhưng khi xét nghiệm máu lại không thể phát hiện ra được, ví dụ bệnh ung thư gan nhưng không tiết AFP vào máu.

Ngoài ra, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư còn được sử dụng để theo dõi quá trình điều trị và tiên lượng tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm. Một điều cần lưu ý đó là giá trị của các chỉ số ung thư không phải tuyệt đối và nó chưa thể kết luận chính xác bệnh nhân có mắc bệnh ung thư hay không. Tuy nhiên nếu kết quả xét nghiệm cho thấy các dấu ấn ung thư tăng cao, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm những phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác.

XEM THÊM >>> Chuyên gia giải đáp: Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu?

3. Xét nghiệm máu có thể phát hiện nguy cơ của những loại bệnh ung thư nào?

Bên cạnh thắc mắc xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không thì rất nhiều người cũng muốn tìm hiểu thêm một số bệnh có thể chẩn đoán từ phương pháp xét nghiệm này. Trên thực tế, sự gia tăng của một vài chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ có thêm nhiều cơ sở để chẩn đoán bệnh. Ví dụ như:

  • Sự gia tăng của chỉ số CEA trong máu có thể là dấu hiệu giúp nhận biết nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư vùng đầu cổ… Bên cạnh đó, chỉ số này cũng có thể tăng do một số bệnh lý khác liên quan đến các cơ quan như tụy, dạ dày, cổ tử cung, phổi, gan, buồng trứng…
  • Sự gia tăng của chỉ số AFP trong máu có liên quan đến các bệnh lý như ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng hoặc ung thư gan nguyên phát.
  • Sự gia tăng của hàm lượng Protein CA 125 thường được phát hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư buồng trứng. Mặt khác, chỉ số này cũng có thể tăng cao ở một vài trường hợp bị bệnh ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi hoặc ung thư tử cung.
  • Sự gia tăng của chỉ số CA 15-3 thường gặp ở những người bệnh bị ung thư vú hoặc bệnh nhân bị ung thư phổi.
  • Sự gia tăng của dạng Glycoprotein CA 72-4 thường được tìm thấy ở những bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng hoặc ung thư dạ dày
  • Nồng độ HCG tăng cao (trừ những trường hợp đang trong thời gian mang thai) thì nguy cơ cao đó là bệnh nhân bị ung thư màng đệm hoặc ung thư tinh hoàn.
  • Tốc độ kháng nguyên PSA tự do hoặc PSA toàn phần trong máu tăng cao là dấu hiệu giúp nhận biết sớm các trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
  • Sự gia tăng của chỉ số Enzyme Enolase NSE thường được tìm thấy ở những người bệnh bị u nguyên bào thần kinh, ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc u nội tiết…

Mặc dù, sự gia tăng của một vài chỉ số trong kết quả xét nghiệm máu có thể liên quan đến một số căn bệnh ung thư nhưng điều đó vẫn chưa đáp ứng đủ hoàn toàn điều kiện để đưa ra kết luận bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp thêm một số xét nghiệm khác như chụp MRI, nội soi, chụp CT, siêu âm… để có thêm được nhiều cơ sở chẩn đoán bệnh.

xet-nghiem-ung-thu-qua-mau-co-chinh-xac-khong
Kết quả xét nghiệm máu có thể cho biết dấu hiệu của một số bệnh ung thư

4. Một số hình thức xét nghiệm máu giúp phát hiện tế bào ung thư

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, ngoài việc lý giải xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh ung thư hay không thì bài viết này còn chia sẻ về một vài hình thức kiểm tra. Trong y học thực tế, xét nghiệm máu là một hình thức rất thông dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh bị ung thư. Mặc dù vậy, xét nghiệm máu cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau và những phương pháp dưới đây thường được sử dụng phổ biến hơn. Cụ thể như:

  • Xét nghiệm máu sàng lọc nhiễm trùng hoặc nhiễm virus: Đây là loại xét nghiệm được tiến hành nhằm mục đích nắm rõ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra phương pháp can thiệp hiệu quả nhất. Đối với những trường hợp bị bệnh viêm gan B, C, bác sĩ sẽ chỉ định một hình thức xét nghiệm khác phù hợp với tình trạng sức khỏe. 
  • Phân tích tế bào máu: Nếu kết quả kiểm tra máu cho thấy số lượng tế bào (tiểu cầu, bạch cầu hoặc hồng cầu) có ở trong máu xuất hiện sự thay đổi bất thường do tăng cao hoặc giảm xuống nhiều thì bệnh nhân sẽ được lấy máu để tiến hành phân tích dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm chất điện giải và Ure: Loại kiểm tra này chủ yếu dùng để kiểm tra khả năng làm việc của thận. Qua đó, bác sĩ dễ dàng nắm rõ tình trạng sức khỏe bệnh nhân để đưa ra các chỉ định và phương pháp điều trị tương thích.
  • Xét nghiệm huyết đồ: Là một hình thức xét nghiệm giúp bác sĩ có thêm cơ sở để chẩn đoán bệnh từ việc quan sát hình dạng, kích thước của tế bào máu, qua đó phát hiện có biểu hiện bất thường hay không.

XEM THÊM>>> Chuyên gia giải đáp: Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu?

5. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu tìm tế bào ung thư

Để giúp kết quả có độ chính xác cao, việc thực hiện xét nghiệm máu có một số yêu cầu nhất định đối với người bệnh. Cụ thể như:

  • Nên thực hiện các bước xét nghiệm máu vào buổi sáng.
  • Đối với một số loại xét nghiệm, người bệnh có thể sẽ cần nhịn ăn khoảng từ 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện để đảm bảo kết quả chuẩn xác.
  • Không uống các loại nước ngọt, sữa hay nước trái cây và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và cafein trong vòng khoảng 12 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm máu.
  • Cần giữ cho tâm lý thoải mái, tránh bị căng thẳng, stress và không nên thức đêm.
  • Trong quá trình làm xét nghiệm, thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế, điền đầy đủ và chính xác các thông tin sức khỏe của bản thân.

Như vậy, xét nghiệm ung thư qua máu có chính xác không cùng với một số thông tin liên quan đã được cung cấp trong bài viết này. Để có được những phương thức kiểm tra và điều trị bệnh ung thư chính xác thì tốt nhất nên tới gặp bác sĩ có chuyên môn càng sớm càng tốt.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7