Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối có nên xạ trị hay không?

Ung thư phổi giai đoạn cuối có nên xạ trị hay không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc bởi lẽ đây là tình trạng bệnh nguy hiểm và có khả năng điều trị khỏi rất thấp. Vì vậy, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về vấn đề điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối có nên xạ trị hay không để làm rõ điều này.

XEM THÊM:

1. Phương pháp xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để điều trị các tế bào ung thư. Trong xạ trị ung thư phổi, người bệnh sẽ được điều trị bởi một máy gia tốc tuyến tính để tạo ra các tia bức xạ và chiếu vào cơ thể, phương pháp này còn có tên khác là liệu pháp xạ ngoài. Việc điều trị bằng xạ trị sẽ được các bác sĩ và kỹ sư vật lý phóng xạ lên kế hoạch cẩn thận và cá nhân hóa đối với từng bệnh nhân cụ thể.

2. Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì?

Ung thư phổi là tình trạng những tế bào bất thường đột nhiên xuất hiện ở phổi và phát triển mạnh mẽ, khó kiểm soát được trong các lá phổi. Các tế bào này sau khi hình thành khối u ác tính ở phổi thì sẽ dần lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể người hay được gọi là tình trạng ung thư di căn.

ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi-co-nen-xa-tri
Ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay tại nước ta. Vì vậy, đây được coi là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bởi những dấu hiệu của bệnh chỉ bộc phát rõ ràng ra bên ngoài khi đã bước vào giai đoạn cuối nên rất khó để cứu chữa. Những đối tượng có tỷ lệ cao mắc ung thư phổi là những người thường xuyên hút thuốc lá, làm việc lâu dài trong môi trường chứa nhiều khói bụi, chất độc và có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học,…

Ung thư phổi giai đoạn cuối hay giai đoạn 4 là giai đoạn phát triển mạnh nhất của bệnh ung thư phổi. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan rộng, di căn đến cả hai phổi, cũng như các khu vực xung quanh phổi hoặc các cơ quan khác ở xa. 

Ung thư phổi giai đoạn cuối không những gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể, sức khỏe mà còn tàn phá tinh thần của người bệnh. Người bệnh không chỉ phải đối mặt với những cơn đau kéo dài về thể xác, mà tỷ lệ bệnh được chữa khỏi cũng vô cùng thấp sẽ khiến những người mắc bệnh cảm thấy tuyệt vọng và mệt mỏi.

Phương pháp điều trị bệnh được áp dụng vào những trường hợp này là cố gắng giúp thuyên giảm tình trạng đau cho người bệnh, tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ của họ đến mức tối đa.

3. Các triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

Dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn cuối thường rất rõ rệt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân:

  • Khó thở hoặc ho ra máu: Do có sự lan rộng của khối u vào đường hô hấp có thể gây ra tắc nghẽn, khó thở và chảy máu, ho ra máu.
  • Ho dai dẳng kéo dài: Ho có thể trở nên không ngừng, bởi vì sự phát triển của khối u ở trong đường thở hoặc do có đờm đặc gây tắc nghẽn đường thở nên gây ra các phản xạ ho.
  • Đau đớn dữ dội: Những bệnh nhân mắc bệnh ung thư thường phải chịu rất nhiều đau đớn. Đau có thể khiến tâm trạng bệnh nhân cáu kỉnh, dễ mất ngủ và giảm khả năng tập trung.
  • Các triệu chứng khác do di căn não: Khi các tế bào ung thư di căn tới não, bệnh nhân có thể bị đau đầu, co giật kèm theo các triệu chứng thần kinh khác như chứng liệt nửa người, suy giảm trí nhớ, tâm trạng và tính tình thay đổi, đột quỵ..
  • Các triệu chứng do di căn vào xương: Ung thư phổi thường dễ di căn vào xương. Đau xương có thể bắt nguồn do bị chèn ép các rễ thần kinh (đặc biệt là xẹp đốt sống) hoặc do co thắt cơ ở vùng tổn thương xương

XEM THÊM >>> [Giải đáp]Bị ung thư phổi có uống được nấm linh chi không?

4. Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối là bao nhiêu?

Tỷ lệ sống sót tương đối trong vòng năm năm đối với bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối là 4,7% . Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót tương đối này không tính đến những cải tiến gần đây trong điều trị. Chúng dựa trên những chẩn đoán và điều trị ít nhất của 5 năm trước đó. Hãy nhớ rằng, tỷ lệ sống sót của bệnh chỉ là ước tính, và cơ thể của mỗi người có phản ứng với căn bệnh và cách điều trị khác nhau.

5. Ung thư phổi giai đoạn cuối có nên xạ trị không?

Ung thư phổi giai đoạn cuối khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn bởi vì thường được phát hiện quá muộn. Cách chữa ung thư phổi giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào loại ung thư phổi 

5.1. Ung thư phổi không tế bào nhỏ

Quyết định lựa chọn phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối phụ thuộc các yếu tố bao sau:

  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Khối u ở phổi đã di căn ra xa hay gần.
  • Khối u có mang đột biến gen hay không.

Những người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khi còn trẻ và có sức khỏe tốt nên lựa chọn các phương pháp xạ trị để điều trị bệnh

Ngoài ra, cũng có thể chọn lựa các phương pháp khác như: Hoá trị, phẫu thuật, điều trị nhắm trúng đích và các liệu pháp miễn dịch.

Các liệu pháp này không giúp chữa khỏi hoàn toàn ung thư nhưng có thể giúp kiểm soát khối u và làm giảm các triệu chứng bệnh, từ đó có thể giúp người bệnh có khả quan sống lâu hơn.

Đối với những trường hợp bị ung thư phổi khi sức khỏe yếu, suy kiệt cơ thể, tuổi cao và phát hiện quá muộn thì không nên xạ trị mà cần điều trị kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ để giúp nâng cao chất lượng sống và giảm bớt đau đớn cho người bệnh.

  • Nếu khối u chưa di căn xa và rộng: Khối u xuất hiện ở phổi và chỉ mới di căn sang một cơ quan khác. Người bệnh sẽ được xem xét để điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ khối u, đồng thời cân nhắc kết hợp với xạ trị để kiểm soát khối u ở nơi mà chúng di căn tới.
  • Nếu khối u đã di căn rộng: Khi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối và khối u đã lan rộng ra khắp cơ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đột biến gen. Nếu các tế bào ung thư mang đột biến, bác sĩ sẽ xem xét và đề xuất dùng liệu pháp điều trị thích hợp và không sử dụng phương pháp xạ trị.

5.2. Ung thư phổi tế bào nhỏ

Ở giai đoạn cuối, khối u phổi đã di căn rộng và xa tới các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, mà phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị đã không còn là liệu pháp điều trị khả thi. Trường hợp người bệnh mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối và có sức khỏe ổn định có thể chịu đựng được hóa trị thì lựa chọn điều trị đầu tiên được sử dụng cho người bệnh là hóa trị hoặc có thể kết hợp hóa trị với liệu pháp miễn dịch.

Nếu như người bệnh đáp ứng tốt với các thuốc điều trị ở giai đoạn đầu thì xạ trị vùng ngực có thể được chỉ định giúp hỗ trợ điều trị. Xạ trị não cũng có thể được cân nhắc để ngăn ngừa nguy cơ khối u phổi có thể di căn tới não. Nếu khối u phổi gây ra các triệu chứng gồm hụt hơi, chảy máu thì các biện pháp như xạ trị hoặc phẫu thuật bằng tia laser có thể hiệu quả. Xạ trị có thể được dùng để giảm bớt triệu chứng nếu như khối u đã lan tới xương, não hoặc tủy sống.

Nếu sức khỏe của người bệnh quá yếu và suy kiệt sẽ khiến họ khó có thể vượt qua được tác dụng phụ của hóa trị thông thường cũng như xạ trị. Vì vậy, cần kết hợp các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ để hỗ trợ điều trị triệu chứng cũng như cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

Đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, các phác đồ điều trị có thể thay đổi và liên tục được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và để đạt hiệu quả cao trong điều trị. Những liệu pháp điều trị hiện nay cho thấy tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối là chưa cao. 

XEM THÊM >>> GÓC GIẢI ĐÁP: Ung thư phổi có uống được sữa ensure không?

6. Chăm sóc người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

Cách chăm sóc giảm nhẹ đóng vai trò quan trọng để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Người chăm sóc cần phải biết về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm mà bệnh nhân có thể gặp phải để thông cảm, chia sẻ cũng như hỗ trợ cho người bệnh.

Bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt mỏi về thể chất, tâm lý cũng như tinh thần. Một số loại thuốc và liệu pháp như massage hay liệu pháp mùi hương có thể giúp giảm bớt sự mệt mỏi thể chất của người bệnh.

ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi-co-nen-xa-tri-1
Chăm sóc người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn cuối

Không những thế, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy không còn hứng thú với những việc trước họ thích. Họ thường trải qua những những cú sốc lớn về tâm lý với cảm xúc sợ hãi, tức giận, bi quan hay buồn bã… Do đó, giữ tinh thần lạc quan có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.

Người chăm sóc cho người bệnh cũng cần phải nâng cao sức đề kháng và tinh thần để cùng đồng hành với người bệnh.

Người chăm sóc phải làm nhiều việc vất vả để giúp người bệnh trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, từ bữa ăn giấc ngủ, dọn dẹp vệ sinh đến các vấn đề về tài chính, điều trị bệnh. Những điều này có thể khiến cho người chăm sóc kiệt sức và bị quá tải. Vì vậy, người chăm sóc cũng cần cân đối nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe. Nếu gặp phải khó khăn, người chăm sóc nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình và các tổ chức cũng như bác sĩ tâm lý.

7. Phương pháp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối 

Thông thường, khi ung thư phổi ở sang giai đoạn cuối, người bệnh đã bỏ qua thời gian vàng để điều trị. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối hiện nay hầu hết chỉ giúp người bệnh giảm thiểu những đau đớn và giúp kéo dài tuổi thọ đến mức có thể.       

7.1. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra

Nếu người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn cuối, phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp điều trị hỗ trợ. Đây là phương pháp giúp ngăn chặn các triệu chứng, thuyên giảm cơn đau và kéo dài sự sống cho người bệnh.

7.2. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh

Cơ thể người bệnh sẽ bị các tế bào ung thư tấn công mạnh mẽ nên hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều đã và đang bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh trở nên xanh xao, sụt cân nhanh. Chính vì vậy, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể người bệnh khỏe hơn. 

Tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, sữa, tôm,… Đảm bảo thức ăn đã được chế biến ở chế độ dễ ăn và giúp cơ thể dễ hấp thụ nhất.

7.3. Vận động tích cực

Cơ thể mệt mỏi và lười vận động là biểu hiện của tất cả những bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nếu cứ nằm lỳ một chỗ, tình trạng tức ngực, khó thở, mệt mỏi của người bệnh sẽ càng gia tăng. Tốt nhất là bạn nên đưa bệnh nhân đi dạo và thực hiện một số vận động nhẹ nhàng để giúp họ nâng cao sức khỏe, tạo cảm giác thông thoáng khi hít thở và ăn uống.

7.4. Giữ cho tâm trạng thoải mái, tích cực

Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là người bệnh. Khi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh nhân không nên mất tinh thần và quá tuyệt vọng. Người bệnh nên giữ cho tinh thần được thoải mái, lạc quan. Như vậy, cơ thể sẽ trở nên thoải mái, giảm bớt sự đau đớn cũng như mang lại hỗ trợ rất lớn cho quá trình điều trị có kết quả tích cực hơn.

Trên đây là những kiến thức bổ sung thêm cho bạn để giải đáp vấn đề ung thư phổi giai đoạn cuối có nên xạ trị không? để bệnh nhân cũng như người nhà có cái nhìn tổng quát nhất và đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe người bệnh.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7