[Xem ngay] Ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không?
Nội dung bài viết
Nhiều bệnh nhân thắc mắc ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không? Và đây cũng là câu hỏi mà nhiều người nhà bệnh nhân quan tâm. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- GIẢI ĐÁP: Ung thư tuyến giáp có nên tập thể dục không?
- [Đọc ngay] Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
1. Tìm hiểu chung về bệnh lý tuyến giáp
Các bệnh lý về tuyến giáp xảy ra khi cơ quan tuyến giáp – là một tuyến nhỏ hình bướm phía trước cổ bị rối loạn trong quá trình sản xuất các loại hormone cho cơ thể. Bệnh lý này thường khiến bệnh nhân gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, da, tóc thay đổi bất thường, khàn tiếng hoặc cảm giác đau khi nói, nuốt nước bọt…
Có nhiều cách để phát hiện ung thư tuyến giáp và bệnh nhân sẽ được chỉ định khám thực thể đồng thời thực hiện xét nghiệm máu. Nếu các xét nghiệm chỉ ra những điểm bất thường của tuyến giáp bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số biện pháp chụp chiếu hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp, chụp x-quang…để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng tuyến giáp. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của tuyến giáp và nguyên nhân gây ra nó.
Trước khi tìm hiểu ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không thì cần biết tuyến giáp có 2 thùy là thuỳ trái và thuỳ phải, chúng phải được liên kết với nhau bởi một lớp mô mỏng gọi là isthmus. Tuyến giáp sử dụng iot được hấp thụ từ các thực phẩm hàng ngày để sản xuất hormone giúp cơ thể điều chỉnh và kiểm soát việc sử dụng năng lượng. Gần như mọi cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi chức năng của tuyến giáp.
Tuyến yên và vùng dưới đồi thuộc não kiểm soát tốc độ sản xuất và giải phóng các hormon tuyến giáp bao gồm T3 và T4. T3 là do T4 chuyển hóa thành. Cả 2 loại hormone này lưu thông trong máu và giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Lượng T4 tuyến giáp sản xuất được kiểm soát bằng một loại hormone có tên là TSH do tuyến yên giải phóng. Tùy thuộc vào lượng T4 trong cơ thể mà tuyến yên sẽ giải phóng ra nhiều hay ít TSH để cân bằng nồng độ T4.
Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động không bình thường, sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone T4. Có 3 loại bệnh lý tuyến giáp chính thường gặp:
- Bệnh suy giáp: Đây là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém. Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ T4 do chính những rối loạn xảy ra bên trong nó hoặc do tuyến yên không cung cấp đủ lượng hormone TSH. Gần 5% dân số trên toàn thế giới mắc phải tình trạng suy giáp, chủ yếu ở phụ nữ. Các triệu chứng của suy giáp bao gồm: Nồng độ cholesterol trong máu cao, thường xuyên lo lắng, mệt mỏi, rụng tóc, suy giảm trí nhớ, da niêm mạc khô.
- Bến lý cường tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất T4 nhiều hơn mức nhu cầu của cơ thể. Tương tự như suy giáp, cường giáp có thể xảy ra do những nguyên nhân từ chính bản thân tuyến giáp, do tuyến yên hoặc do vùng dưới đồi. Cường giáp không quá phổ biến. Những bệnh nhân mắc hội chứng này thường có một số biểu hiện như: Thường xuyên bồn chồn, lo lắng, dễ bị kích động, sút cân, tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi, đi tiểu thường xuyên…. Bướu cổ là triệu chứng đặc thù của cường tuyến giáp, nếu không được điều trị có thể dẫn đến những tình trạng nguy kịch như tăng huyết áp, suy tim hoặc thậm chí tử vong.
- Bệnh ung thư tuyến giáp: Ung thư xảy ra khi các tế bào tuyến giáp thay đổi và nhân lên một cách bất thường hình thành các khối u. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể xâm nhập vào các hạch bạch huyết, mô xung quanh hoặc theo máu di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Hiện nay ung thư tuyến giáp đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Tuy hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp có thể điều trị khỏi tuy nhiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài, việc thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống ung thư tuyến giáp là rất cần thiết.
2. Các dấu hiệu khi bị ung thư tuyến giáp
Sau đây là những triệu chứng dấu hiệu bất thường của ung thư tuyến giáp thường gặp:
Thay đổi cân nặng: Nồng độ hormone tuyến giáp thấp gây tăng cân trong khi nồng độ hormone quá cao có thể dẫn đến tình trạng sụt cân. Suy giáp thường phổ biến hơn so với cường giáp.
Xuất hiện các hạch ở cổ: Các vết hạch xuất hiện và lớn dần ở phần cổ phía trước. Bướu cổ có thể gặp phải trong cả hội chứng suy giáp cũng như cường giáp, thậm chí là trong trường hợp ung thư tuyến giáp.
Tóc dễ gãy rụng:: Rụng tóc là một trong những triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Cả hội chứng suy giáp và cường giáp đều có thể khiến bệnh nhân rụng tóc. Tuy nhiên tóc có thể mọc trở lại bình thường sau khi được điều trị.
Các triệu chứng khác: Rối loạn tiêu hoá, thay bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, da, niêm mạc khô, móng giòn, dễ gãy, xuất hiện tình trạng đau nhức và tê ở ngón tay,…
Xem thêm >>> GIẢI ĐÁP: Ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không?
3. Ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không?
Để trả lời câu hỏi ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không thì cần biết mối liên hệ của tóc và tuyến giáp. Các bệnh tuyến giáp có thể gây rụng tóc nếu ở thể nặng và không được điều trị. Mối liên hệ của 2 tình trạng bệnh này được thể hiện như sau:
- Tại gốc ở dưới cùng của nang tóc trên da đầu là nơi tóc bắt đầu mọc.
- Các mạch máu của da đầu nuôi gốc, tạo ra nhiều tế bào hơn và làm cho tóc của bạn phát triển.
- Tóc đẩy lên và ra ngoài qua da, đồng thời đi qua các tuyến dầu giúp mềm mại và sáng bóng.
- Tóc mọc trong một thời gian nhưng sau đó rụng đi khi mỗi chu kỳ mọc lại mới bắt đầu.
Khi sản xuất hormone bị gián đoạn, đặc biệt là hormon T3 và T4 sẽ ảnh hưởng đến các quá trình khác trong cơ thể, liên quan đến cả sự phát triển của tóc ở gốc. Tóc rụng và có thể không được thay thế bằng mọc mới, dẫn đến rụng tóc, tóc mỏng trên da đầu và các vùng khác như lông mày.
Rụng tóc là một tình trạng tự miễn dịch thường thấy với các bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ung thư. Do đó ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không thì câu trả lời là có.
4. Điều trị rụng tóc do tuyến giáp thế nào?
Rụng tóc có thể phát triển chậm khi bị suy giáp và cường giáp. Đôi khi có thể không thấy các mảng bị thiếu hoặc các đốm hói. Thay vào đó, tóc của người bệnh có vẻ mỏng hơn. Rụng tóc do bệnh lý tuyến giáp thường là tạm thời. Một số người lo lắng rằng thuốc điều trị có thể gây rụng tóc, nhưng đôi khi đó là liên quan đến vòng đời của tóc. Khi đã trả lời được câu hỏi ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc không thì bệnh nhân sẽ quan tâm đến các cách điều trị, hãy tham khảo ở phần dưới của bài viết!
4.1. Điều trị nguyên nhân theo phác đồ của bác sĩ
Bệnh tuyến giáp thể nhẹ thường không dẫn đến rụng tóc và làm cho tóc mỏng. Do đó, nếu điều trị nguyên nhân một cách hợp lý có thể tránh được tình trạng này. Kết quả có thể sẽ không ngay lập tức vì tóc cần một thời gian để phát triển và mọc lại sau đó.
Bên cạnh đó, ung thư tuyến giáp không chỉ gây rụng tóc mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác ở người bệnh. Do vậy, can thiệp điều trị bệnh sớm là hết sức quan trọng và cần thiết, để khi bệnh được kiểm soát, các triệu chứng bệnh trong đó có rụng tóc sẽ cải thiện ít nhiều, một số phác đồ điều trị bệnh tuyến giáp có thể được bác sĩ cân nhắc như sau:
- Với suy giáp có thể sử dụng Levothyroxine
- Cường giáp cần cân nhắc sử dụng Propylthiouracil và methimazole hoặc chẹn beta
Khi điều trị, sự phát triển của tóc có thể nhận thấy trong vòng vài tháng. Cần lưu ý rằng phần tóc mới mọc có thể khác về màu sắc hoặc kết cấu so với tóc ban đầu. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không được kê đơn hay dùng đơn thuốc của người khác.
Xem thêm >>> [GÓC GIẢI ĐÁP] Xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không?
4.2. Điều trị bằng các biện pháp tự nhiên tại nhà
Cùng với thuốc, có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà khác nhau mà bạn có thể thử để làm chậm quá trình rụng tóc hoặc tái tạo sự phát triển của tóc.
- Tăng cường sắt: Ferritin thấp có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc, việc bổ sung sắt sẽ giúp tăng cường Ferritin.
- Điều trị thiếu hụt dinh dưỡng: Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể góp phần gây ra rụng tóc ngay cả khi không có tình trạng tuyến giáp. Thiếu hụt vitamin B7, kẽm, đồng, vitamin C, E và A cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.
- Chế độ dinh dưỡng tốt: Sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi, sử dụng thuốc levothyroxine để hấp thu tốt nhất.
- Theo dõi lượng iốt: Những người bị rối loạn tuyến giáp tự miễn nên theo dõi lượng iốt của chính mình. Một số loại vitamin tổng hợp và siro ho cũng có thể chứa i-ốt, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
4.3. Thay đổi các thói quen của bản thân
Theo các chuyên gia, rụng tóc do ung thư tuyến giáp là tình trạng tạm thời, tóc sẽ mọc lại sau khi bệnh được điều trị đúng cách. Do đó, để giúp tóc nhanh mọc, tóc mới mọc lên chắc khỏe, bệnh nhân cần kết hợp những biện pháp chăm sóc và thay đổi thói quen của bản thân như sau:
Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể: Bệnh lý tuyến giáp có thể làm thay đổi, mất cân bằng hormone estrogen, progesterone trong cơ thể, từ đó dẫn đến rụng tóc. Do đó, điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể sẽ giúp cải tình trạng rụng tóc hiệu quả.
Xem thêm >>> Tìm hiểu về ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ sống được bao lâu?
Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, đồng thời bổ sung các thực phẩm tốt cho sự phát triển của tóc như:
- Thực phẩm giàu vitamin C và E: Được biết đến với khả năng nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của hormon tuyến giáp, kích thích sự tăng trưởng của tóc. Những thực phẩm giàu vitamin C và E mà bạn có thể tham khảo đưa vào bữa ăn hằng ngày như: súp lơ, bắp cải, cải bó xôi, dầu hạt hướng dương, cà chua…
- Thực phẩm giàu biotin: Biotin là một loại vitamin tan trong nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mái tóc, giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tóc gãy rụng. Các nguồn cung cấp biotin tự nhiên như: lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, rau có màu xanh đậm, thịt gia cầm, hàu…
- Axit béo thiết yếu: Axit béo omega 3 có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô da đầu, hạn chế tóc khô xơ. Thực phẩm giàu axit béo omega 3 có thể kể đến như cá hồi, cá mòi, cá thu, quả óc chó,…
- Hạn chế thực phẩm chứa Gluten: Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tạo điều kiện tốt cho tóc phát triển, bạn cần hạn chế thực phẩm chứa Gluten như: lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch,.. Lý do là gluten có thể gây phản ứng miễn dịch tự động, khiến tình trạng rụng tóc và bệnh lý tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn.
Thay đổi thói quen chăm sóc tóc: Một số thói quen chăm sóc tóc sai cách như: cột tóc quá chặt, chải tóc nhiều, gội đầu mỗi ngày, sấy tóc ở nhiệt độ cao… có thể làm tóc gãy rụng nhanh hơn khi bị ung thư tuyến giáp. Do đó, bạn cần thay đổi cách chăm sóc tóc, chải tóc bằng lược răng thưa, buộc tóc bằng dây buộc chất liệu mềm, gội đầu 2 – 3 lần/tuần, để tóc khô tự nhiên sau khi gội… để giảm bớt tác động lên tóc, hạn chế rụng tóc.
Trên đây là các thông tin về ung thư tuyến giáp có bị rụng tóc khôn. Bạn đọc hãy tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích qua website để trang bị cho mình những kiến thức để chăm sóc sức khoẻ nhé!
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GHV khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Xem thêm video: VTV2 – Lễ trao giải cuộc thi viết “Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời” năm thứ hai
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng