Ung thư vòm họng giai đoạn 2 có triệu chứng gì?
Nội dung bài viết
Ung thư vòm họng giai đoạn 2 thường có biểu hiện khá rõ so với giai đoạn 1 và trong giai đoạn này các tế bào ung thư vẫn chưa di căn, xâm lấn đến các cơ quan lân cận vì vậy khả năng chữa khỏi là khá cao, tỷ lệ sống giai đoạn 2 sau 5 năm là 90%. Cùng GHV KSol tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này.
XEM THÊM:
- Tinh thần ‘ba không’ để sống khỏe của vợ chồng mắc ung thư
- Xét nghiệm ung thư vòm họng bao nhiêu tiền, có đắt không?
- Thực phẩm tốt dành cho người ung thư vòm họng
1. Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn 2
Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn phát triển, trong đó giai đoạn 1, 2 được gọi chung là giai đoạn đầu. Ở giai đoạn 2, khối u đã xâm lấn phần mềm ngoài vòm họng (khoang miệng, hốc mũi, khoảng cận hầu) có kích thước từ 4 – 6 cm. Triệu chứng giai đoạn 2 thường có biểu hiện rõ hơn so với giai đoạn 1 với các dấu hiệu như sau:
– Chảy máu mũi, ngạt một bên mũi.
– Ho dai dẳng ho ra đờm dính máu.
– Giọng nói thay đổi bất thường, cảm giác bị vọng tiếng.
– Cổ sưng, xuất hiện hạch cổ.
– Hoa mắt, tê mặt.
– Ù tai, khó nghe.
– Nuốt nước bọt hơi nghẹn.
– Chảy máu cam.
– Đau nhức một bên đầu, các cơn đau thường kéo dài khi dùng uống thuốc không khỏi.
– Đau họng vì các tế bào ung thư phát triển gây kích ứng vòm họng, khiến họng bị sưng tấy.
2. Cách chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 2
2.1. Hỏi thăm bệnh sử và khám thực thể
Người bệnh ung thư vòm họng thường đi khám vì xuất hiện một khối u ở cổ. Nếu bạn có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư vòm họng, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh của cá nhân và gia đình.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu của ung thư vòm họng hoặc các vấn đề sức khỏe khác khi người bệnh có những biểu hiện sức khỏe khác thường. Trong đó, chú ý đến khu vực đầu và cổ bao gồm: mũi, miệng, họng, các cơ mặt và các hạch bạch huyết ở cổ.
Nếu bác sĩ nghi ngờ có một khối u hoặc các vấn đề khác trong mũi hoặc cổ họng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc MRI.
2.2. Kiểm tra vòm họng
Mũi họng nằm sâu bên trong và không dễ dàng để quan sát. Do đó, cần có một phương pháp đặc biệt để kiểm tra khu vực này. Các bác sĩ dùng một ống sáng linh hoạt đặt vào miệng hoặc mũi để quan sát vòm họng (gọi là nasopharyngoscopy). Bằng cách này, bác sĩ sẽ kiểm tra được các khu vực tăng trưởng bất thường, chảy máu hoặc các vấn đề khác.
Nếu một khối u bắt đầu dưới niêm mạc mũi họng, có thể rất khó để quan sát, do đó người bệnh có thể cần thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT.
2.3. Sinh thiết
Triệu chứng và các kết quả của các xét nghiệm cho biết người bệnh có thể bị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, các bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô tại các khu vực bất thường ở cổ và quan sát dưới kính hiển vi (sinh thiết). Sinh thiết bao gồm sinh thiết qua nội soi, chọc hút bằng kim.
2.4. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp CT là một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng, giúp xác định mức độ lan rộng của ung thư.
Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể giúp xác định vị trí ung thư và mức độ lan rộng. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng: chụp X – quang, chụp CT, chụp MRI, siêu âm cổ.
2.5. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu không được sử dụng để chẩn đoán ung thư vòm họng, nhưng nó có thể được thực hiện vì các lý do khác, chẳng hạn như để giúp xác định xem ung thư đã lan sang các bộ phận khác trên cơ thể chưa.
Các xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm virus Epstein-Barr.
3. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng bao gồm: xạ trị, phẫu thuật, hóa trị. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đối với giai đoạn 2 thì xạ trị chính là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhắm vào các khối u vòm họng. Bởi trong giai đoạn này khối u vòm họng vẫn còn khá nhỏ, các tế bào ung thư khá nhạy cảm và hoàn toàn có thể bị tiêu diệt triệt để bằng các tia xạ trị. Đồng thời, xạ trị còn được dùng để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật, hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hậu phẫu thuật. Đây là phương án tối ưu, mang tác dụng triệt để thường được dùng trong các trường hợp bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu.
4. Tiên lượng sống của ung thư vòm họng giai đoạn 2
Khi bị chẩn đoán ở giai đoạn 2, phần lớn bệnh nhân đều cảm thấy hoang mang, bế tắc và lo lắng, không biết có chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia, giai đoạn 2 vẫn có thể chữa trị và tỷ lệ chữa trị khỏi bệnh là khá cao. Thông thường bệnh nhân nếu được điều trị kịp tỷ lệ sống sau 5 năm đạt lên đến 95%.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay phần lớn bệnh nhân ung thư vòm họng tại Việt Nam khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân là do bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu ít có biểu hiện trong khi người dân chưa có ý thức về việc khám và tầm soát sớm ung thư, khi có biểu hiện rõ rệt mới đi kiểm tra thì bệnh thường đã tiến triển và ở giai đoạn muộn.
Do đó việc tầm soát ung thư và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư vòm họng là rất quan trọng bởi thông qua quá trình khám sức khỏe định kỳ, bằng chuyên môn và các dụng cụ y tế hiện đại, các bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và giúp bạn phát hiện sớm bệnh. Nếu bạn không may bị bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
5. Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 cần làm gì để tránh tái phát và tăng tỷ lệ sống?
Thông thường sau khi được điều trị thành công, bệnh nhân thường có dấu hiệu chủ quan, không tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ dẫn tới tái phát. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh quay trở lại, tăng tỷ lệ sống người bệnh cần có ý thức tự bảo vệ bản thân, tuyệt đối không được chủ quan những dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Đồng thời, lưu ý đến lời khuyên của bác sĩ và một số lưu ý sau đây:
- Định kỳ khám sức khỏe 3 – 6 tháng/ lần trong hai năm đầu tiên sau khi điều trị. Việc khám định kỳ giúp bệnh nhân nằm được tình trạng sức khỏe của cơ thể qua đó có được phương thức phòng tránh tốt nhất.
- Khi thấy bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng của bệnh quay trở lại, cần tiến hành các xét nghiệm như: Chụp CT, siêu âm, chụp X – quang, chụp MRI để phát hiện có phải ung thư vòm họng tái phát hay không.
- Thông báo với bác sĩ về những dấu hiệu nghi ngờ ung thư vòm họng tái phát.
- Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa hoc, hợp lý. Tránh xa những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh ung thư vòm họng. Thường xuyên luyện tập, thể dục thể thao đều đặn phù hợp với thể trạng người.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM THÊM: LỜI NHẮN NHỦ CỦA NGƯỜI CON LÀ BÁC SỸ TRONG GIA ĐÌNH CÓ CẢ HAI BỐ MẸ UNG THƯ
https://www.youtube.com/watch?v=pBrRbNcq8yA
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng