Các loại vitamin và thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư
Nội dung bài viết
Thực phẩm bổ sung, các loại thảo dược, vitamin ngày càng được sử dụng phổ biến để nâng cao sức khỏe bệnh nhân ung thư, vì chúng có tác dụng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị. Dưới đây là danh sách các loại vitamin và thực phẩm bổ sung các chuyên gia khuyên dùng trong thực đơn cho cho bệnh nhân ung thư.
1. Các loại vitamin và thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư giúp tăng cường miễn dịch
Cơ chế của hệ miễn dịch có chức năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư. Nhưng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là ung thư ở giai đoạn đầu các tế bào ung thư thường bị nhầm lẫn các tế bào bình thường khiến hệ miễn dịch không thể phát hiện và tiêu diệt những tế bào này.
Mặc dù tăng cường hệ miễn dịch không thực sự là một cách tốt nhất để điều trị ung thư, nhưng điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị ung thư. Những bệnh nhân ung thư rất dễ bị nhiễm bệnh cơ hội khác, một phần do việc điều trị ung thư khiến số lượng tế bào bạch cầu bị giảm.
Dưới đây là các loại thực phẩm chức năng, vitamin và các tinh chất chiết xuất từ thảo dược có thể giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Vitamin D
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người mắc ung thư thường có lượng vitamin D trong máu thấp.
Trong một nghiên cứu vào năm 2008 của Cộng đồng Lâm sàng Ung thư Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy phụ nữ bị thiếu vitamin D thường mắc ung thư vú. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng thiếu vitamin D cũng khiến ung thư vú di căn rộng và khiến cho bệnh nhân có nhiều nguy cơ tử vong hơn.
Nghiên cứu khác cũng cho rằng: những người có lượng vitamin D trong máu cao có ít nguy cơ chết vì ung thư đại trực tràng hơn những người có lượng vitamin D trong máu thấp.
Thêm vào đó, một số nghiên cứu cũng nhận thấy rằng vitamin D có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Tỏi
Nhiều nghiên cứu cho biết những người ăn nhiều tỏi có ít nguy cơ mắc một số loại ung thư thường gặp hơn.
Những nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng ăn tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, những loại thực phẩm chức năng từ tỏi cũng cho lợi ích tương tự. Một số nghiên cứu ban đầu trên nam giới ở Trung Quốc chỉ ra rằng ăn tỏi và uống thực phẩm chức năng từ tỏi đều có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Trà xanh
Trà xanh có chứa polyphenol có đặc tính chống ung thư. Các khối u phát triển dựa vào sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới mạch máu. Trà xanh gây ức chế sự phát triển của các mạch máu nuôi dưỡng khối u.
Uống trà xanh có thể làm tăng tỷ lệ sống sót của một số bệnh nhân ung thư. Một nghiên cứu trên phụ nữ mắc ung thư buồng trứng nhận thấy rằng tích cực uống trà xanh có thể giúp bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng sống thêm 3 năm so với những người không uống trà xanh.
Uống trà xanh cũng có thể giúp ngăn chặn và phòng chống một số loại ung thư nhất định. Những nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng trà xanh có đặc tính giúp ngăn chặn và phòng chống ung thư bàng quang, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung.
Một số loại nấm
Tinh chất chiết xuất từ nấm được sử dụng trong các bài thuốc dân gian tại nhiều nước châu Á trong hàng nghìn năm. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nấm thực sự giúp tăng cường sức khỏe của bệnh nhân ung thư.
Ví dụ, các hợp chất tự nhiên có trong loại nấm Ganoderma lucidum có tác dụng gây ức chế sự phát triển và ngăn sự di căn của các tế bào ung thư trong những thí nghiệm trên động vật, trong đó có ung thư vú.
Những loại nấm khác như reishi, shiitake, maike, coriolus, turkey tail cũng có những đặc tính chống ung thư.
Lentinan – một chất có trong nấm shiitake đã được chứng minh có tác dụng gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư đại trực tràng ở người do lentinan có khả năng gây ức chế một số loại enzyme kích thích hoạt động của các chất gây ung thư.
Beta – glucan, một hợp chất tự nhiên có trong nấm maitake cũng được cho là có những đặc tính chống ung thư, mặc dù những thông tin liên quan tới những đặc tính này vẫn còn hạn chế.
Lưu ý rằng cho tới nay các nghiên cứu mới chỉ quan sát và nghiên cứu ảnh hưởng của loại nấm này lên các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm và chỉ có một vài dữ liệu nghiên cứu trên người.
Những chất chống oxy hóa tốt cho bệnh nhân ung thư
Những chất chống oxy hóa được thấy trong các loại trái cây và rau củ, những chất này cũng có trong các loại hạt, ngũ cốc và thịt động vật với lượng ít hơn. Những hợp chất tự nhiên trong các loại trái cây và rau củ cũng giúp chống lại các phân tử oxy hóa trong cơ thể hay còn gọi là gốc tự do gây tổn thương ADN và góp phần vào sự phát triển ồ ạt của các tế bào ung thư.
Những chất chống oxy hóa tiêu biểu như vitamin A, vitamin C, vitamin E, selen, …
Mặc dù còn nhiều điểm chưa rõ ràng, nhưng dữ liệu nghiên cứu trước đó cũng cho biết những chất chống oxy hóa thực sự giúp cải thiện cuộc sống của các bệnh nhân ung thư. Ví dụ, kết hợp bổ sung các chất chống oxy hóa trong trà xanh, melatonin và vitamin tổng hợp có chứa nhiều vitamin C và vitamin E có thể giúp giảm đau và mệt mỏi ở bệnh nhân điều trị ung thư tuyến tụy.
Không phủ nhận rằng khẩu phần ăn gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây và rau củ đều có vô số lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư.
2. Thực phẩm giúp giảm tác dụng của hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư
Những bệnh nhân ung thư nên bổ sung vitamin và các loại thực phẩm để làm giảm tác dụng phụ của việc điều trị: Buồn nôn, đau đớn, mệt mỏi…
Gừng
Buồn nôn và nôn là 2 tác dụng phụ thường gặp nhất khi điều trị hóa trị liệu. Những tác dụng phụ này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như: khiến bệnh nhân sụt cân, thiếu chất, mệt mỏi và cản trở quá trình điều trị ung thư. Nếu không muốn sử dụng thuốc chống nôn, bệnh nhân có thể bổ sung gừng hoặc các chế phẩm từ gừng để giảm cảm giác khó chịu này.
Sắt
Ung thư vốn dĩ đã khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng mệt mỏi, hơn nữa việc điều trị ung thư cũng gây ra suy kiệt.
Những loại điều trị này có thể làm tổn thương tới các tế bào trong tủy xương, nơi tạo ra các tế bào hồng cầu dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này khiến cho các tế bào hồng cầu không có đủ hemoglobin vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sắt là một thành phần quan trọng của hemoglobin và viên uống bổ sung sắt có thể giúp cải thiện những cơn mệt mỏi bị gây ra do thiếu máu.
L – glutamine
Viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương dây thần kinh là một tác dụng phụ thường gặp khi uống một số loại thuốc có chứa paclitaxel.
Paclitaxel được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư vú…
Amino axit L-glutamine được cho là có những hiệu quả nhất định trong việc phòng chống và điều trị các cơn đau, tê, ngứa do viêm dây thần kinh.
Hy vọng khi ăn uống theo thực đơn cho bệnh nhân ung thư chia sẻ trên đây giúp người bệnh nâng cao thể trạng, tằng hiệu quả điều trị. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp về dinh dưỡng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – hotline 0962686808.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng