Giải đáp cho câu hỏi: Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không?
Nội dung bài viết
Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không là thắc mắc của không ít người bệnh và người nhà của họ. Trong quá trình điều trị bệnh chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần vào hiệu quả điều trị bệnh. Hãy cùng chuyên gia của GHV KSol đi tìm hiểu ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không nhé!
XEM THÊM:
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
- Chuyên gia giải đạp: Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?
- Ung thư tuyến giáp di căn xương có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
1. Thịt bò có vai trò dinh dưỡng như thế nào đối với sức khỏe của người bệnh ung thư?
Thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong thịt bò
Thịt bò chứa đa dạng các chất dinh dưỡng, vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng và vừa cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Những chất dinh dưỡng cơ bản có trong thịt bò gồm:
- Protein: Lượng protein có trong 100g thịt bò là khoảng 26.1g. Trong đó có chứa đến 8 axit amin cần thiết cho sự phát triển và ổn định của cơ thể.
- Chất béo: Trong thịt bò chứa lượng chất béo lớn, chủ yếu là chất béo bão hòa và không bão hòa đơn giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động.
- Vitamin B12: Là dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động của não và hệ thần kinh. Ngoài ra, Vitamin B12 cũng cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp.
- Kẽm: Trong 100g thịt bò có chứa 6.37mg kẽm, đây là loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể
- Đồng: Đồng có trong thịt bò là khoáng chất vi lượng cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Đồng giúp cho việc sản sinh hormone tuyến giáp tốt hơn.
- Vitamin B6: Có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng của cơ thể và cũng rất cần thiết cho tuyến giáp.
- Selen: là chất giúp tuyến giáp sản sinh và điều tiết mức T3.
- Omega 3, omega 6: là các loại axit béo có trong thịt bò đều rất cần thiết với tuyến giáp. Những loại axit béo này sẽ khiến tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp.
- Creatine: Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ bắp, có lợi cho sự phát triển và duy trì cơ bắp hiệu quả.
- Taurine: Là một axit amin có tác dụng chống oxy hóa và rất quan trọng đối với chức năng của tim và cơ bắp.
Vai trò dinh dưỡng của thịt bò với người bệnh ung thư
Thịt bò có tác dụng rất tốt với sức khỏe của con người đặc biệt là người bệnh ung thư. Đây là món ăn phổ biến với hàm lượng chất dinh dưỡng rất phong phú và giàu chất protein. Đặc biệt những món ăn với vị ngọt và tính bình như thịt bò giúp cho người bệnh bổ tỳ, ích vị, bổ khí, dưỡng huyết,…tăng cường sức khỏe cho người bệnh ung thư. Dưới đây là một số lợi ích của thịt bò đối với sức khỏe:
Trong thịt bò có lượng chất kẽm rất cao, đó là chất chống oxy hóa giúp cơ thể tổng hợp lượng protein để thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp. Chính vì vậy nếu ăn thịt bò bạn sẽ có một cơ bắp săn chắc. Cùng với đó với sự kết hợp giữa kẽm, vitamin B6 và glutamate có trong thịt bò giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.
- Giúp cơ thể phục hồi
Trong thịt bò có chứa hàm lượng vitamin B6 rất cao có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phân hủy và tổng hợp protein và phục hồi sau khi điều trị ung thư.
- Thúc đẩy quá trình tạo máu cho cơ thể
Không chỉ chứa hàm lượng chất kẽm và vitamin B6 trong thịt bò còn chứa một hàm lượng chất sắt rất cao. Đây là một trong những thành phần quan trọng giúp tái tạo máu cho cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn.
2. Tác động của thịt bò với bệnh ung thư tuyến giáp
Có thể nói, thịt bò là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng phong phú và đa dạng cho cơ thể. Tuy nhiên, để đánh giá ung thư tuyến giáp có được ăn nhiều thịt bò không người bệnh cũng cần biết tác động tiêu cực đến người bị ung thư tuyến giáp. Trong thịt bò có chứa một số chất không tốt cho người ung thư tuyến giáp như:
- Nhiều chất béo bão hoà: Thịt bò chứa nhiều các chất béo bão hòa nên cũng chứa rất nhiều calo. Nếu ăn quá nhiều thịt bò sẽ dễ làm người bị ung thư tuyến giáp bị tăng cân, béo phì và không tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe.
- Nhiều cholesterol LDL: Cholesterol LDL cao là yếu tố nguy cơ của rất nhiều loại bệnh tật và ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp.
- Các chất độc hại khác: Khi chế biến thịt bò ở nhiệt độ cao, các hợp chất như hydrocacbon đa vòng (PAH) và amin dị vòng (HCA), hợp chất N-nitroso hoặc sắt heme sẽ được hình thành. Điều này sẽ thúc đẩy tế bào ung thư phát triển và tăng sinh tế bào trong niêm mạc, tạo ra các hợp chất gây tổn thương tế bào lành và làm cho tình trạng ung thư tuyến giáp nghiêm trọng hơn
- Sắt heme là loại sắt có trong thịt bò có thể tạo ra các hợp chất gây tổn hại tế bào lành, dẫn đến ung thư và làm nghiêm trọng thêm tình trạng ung thư tuyến giáp.
Tuy nhiên, những tác hại do thịt bò gây ra cho người bệnh ung thư tuyến giáp chỉ xảy ra khi người bệnh ăn thịt bò với lượng lớn và trong thời gian dài. Vì thế, nếu chỉ ăn với lượng vừa đủ, người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ không sao.
3. Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không?
Người bệnh ung thư tuyến giáp vẫn hoàn toàn có thể ăn được thịt bò. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc mà cần có thực đơn phân chia rõ ràng. Nếu người bệnh ung thư tuyến giáp ở giai đoạn nhẹ, mới bị thì bạn có thể dùng thịt bò bình thường. Với trường hợp người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp bằng thuốc sau khi phẫu thuật cũng nên cẩn thận khi sử dụng thịt bò vì có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc.
Nếu muốn sử dụng thịt bò trong các bữa ăn, người bệnh cần lưu ý:
- Không sử dụng thịt bò sống hoặc tái: Vì trong thịt bò sống hoặc tái có nhiều chất ảnh hưởng không tốt đến tuyến giáp và cơ thể người bệnh.
- Cắt mỡ từ thịt bò trước khi nấu và loại bỏ thịt bị cháy: Do lượng chất béo từ mỡ và phần thịt bò bị cháy đều không tốt cho người bị ung thư tuyến giáp.
- Ướp thịt với gia vị trước khi nấu: Việc này sẽ giúp loại bỏ chất béo có trong thịt để thịt bò tốt và an toàn với người bệnh ung thư tuyến giáp hơn.
4. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn bao nhiêu thịt bò là đủ?
Nếu muốn ăn thịt bò, người bệnh ung thư tuyến giáp cần nắm rõ mổ số lưu ý về lượng ăn, cách ăn dưới đây:
- Chỉ ăn thịt bò khoảng 2 lần/tuần với lượng nhỏ: Nếu chỉ ăn một lượng nhỏ thịt bò với lượng tối đa là 300g/ngày và 45g/phần ăn, với tần suất ăn thịt bò như thế này sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh mà không gây ra tác hại cho tuyến giáp.
- Trước khi ăn, nên lắng nghe lời khuyên của chuyên gia: Vì trong thịt bò có thể gây ra tác động không tốt cho một vài loại thuốc hoặc phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp. Vì vậy, các chuyên gia và bác sĩ cũng sẽ cho lời khuyên chính xác về liều lượng, lợi ích, rủi ro của việc ăn thịt bò, cùng với đó gợi ý các loại thịt thay thế giàu dinh dưỡng, ít chất béo hơn cho người bệnh ung thư tuyến giáp.
5. Ngoài thịt bò người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Người bị ung thư tuyến giáp nên ăn những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu i-ốt:I-ốt là loại chất góp phần giúp cho tuyến giáp sản sinh ra các hormone cần thiết để cân bằng hormone tuyến giáp, từ đó giảm thiểu sự hình thành các khối u. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên bổ sung i-ốt với một lượng vừa đủ. Vì dư thừa i-ốt cũng tác động xấu đến tuyến giáp.
- Thực phẩm giàu khoáng chất đồng, sắt, kẽm như nấm, củ cải, rau mồng tơi…
- Các loại hạt như hạt điều, hạt bí, hạnh nhân… sẽ cung cấp magie, protein và các vitamin E và B rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp.
- Quả mọng bao gồm: dâu tây, cà chua, mâm xôi, chuối, nho…
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và Vitamin B như thịt lợn, thịt gà, rau có nhiều màu xanh, hải sản có vỏ, các loại đậu (trừ đậu nành), hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt…
- Thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, hạt lanh, cải bó xôi…
- Các loại rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Hy vọng những thông tin về Ung thư tuyến giáp có ăn được thịt bò không trên đây sẽ giúp các bạn lựa chọn được thực phẩm tốt cho sức khỏe để có kế hoạch điều trị, hỗ trợ điều trị phù hợp. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh ung thư tuyến giáp cũng cần xây dựng thói quen luyện tập phù hợp và thực hiện lối sống lành mạnh.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư