Ung thư vòm họng ở nữ và những thông tin cần biết
Nội dung bài viết
Ung thư vòm họng ở nữ giới mặc dù ít phổ biến hơn so với nam giới, nhưng cũng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này ở nữ giới, các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của GHV KSol.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Bị ung thư vòm họng phải kiêng gì để giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn?
- Tầm soát ung thư vòm họng – Tiền đề phát hiện sớm bệnh ung thư
- Chế dộ dinh dưỡng cho người ung thư vòm họng
1. Nhóm đối tượng nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Thế nhưng, những yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở cả nam và nữ:
1.1. Thường xuyên dùng đồ ướp muối, lên men
Thành phần chất nitrite và nitrate trong thực phẩm ướp muối, lên men là cao. Đây là những chất độc sẽ tạo thành hợp chất nitrosamine khi phản ứng với protein trong cơ thể. Chất nitrosamine sẽ làm cho cấu trúc AND tổn thương ở tế bào cổ họng. Theo thời gian, chất độc sẽ tích tụ ngày càng nhiều và gây bệnh ở vòm họng, trong đó có ung thư vòm họng.
1.2. Thường xuyên hút thuốc lá và hít khói thuốc lá
Có đến hơn 70 nghìn chất độc trong khói thuốc lá. Việc hút thuốc trực tiếp hay hít khói thuốc thụ động đều là nguyên nhân khiến gen tế trong tế bào bị tổn thương. Theo thời gian, các tổn thương sẽ lớn dần lên và dẫn đến các biến dị của gen trong quá trình phân chia, hình thành khối u.
Không chỉ thuốc lá mà việc lạm dụng rượu bia cũng sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng gấp 3 lần so với những người bình thường.
1.3. Ung thư vòm họng ở nữ giới do yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc ung thư vòm họng như bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột thì tỷ lệ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác.
1.4. Bệnh tai mũi họng mãn tính
Tai mũi họng là 3 cơ quan thông nhau, có mối quan hệ mật thiết. Do đó, phụ nữ bị tai mũi họng mãn tính mà không điều trị triệt để dễ dẫn đến bệnh ung thư vòm họng.
1.5. Nhiễm virus EBV
Nhiễm virus EBV sẽ làm cho hệ miễn dịch suy giảm. Đây là cơ hội để virus tấn công tế bào, khiến cấu trúc gen bị biến đổi và tế bào ung thư sẽ hình thành.
1.6. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Nếu phụ nữ phải làm việc hay thường xuyên tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Các hóa chất độc hại có thể kể đến như sơn công nghiệp, bụi gỗ, keo dán…
2. Dấu hiệu ung thư vòm họng ở nữ giới
Ung thư vòm họng ở nữ giới nói riêng và ung thư vòm họng nói chung đều ít có dấu hiệu ở giai đoạn sớm. Chỉ đến khi bệnh tiến triển thì các triệu chứng mới rõ ràng như:
- Tình trạng khó nuốt thường xuyên xảy ra mà không tìm được nguyên nhân. Tuy nhiên, khó nuốt cũng có thể cảnh báo dấu hiệu ung thư phổi và ung thư thực quản.
- Người bệnh có thể sờ được nhiều hạch bạch huyết ở cổ và số lượng hạch nổi lên bất thường.
- Mặc dù không phải vận động, làm việc mạnh nhưng người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và yếu ớt.
Ở giai đoạn nặng hơn, dấu hiệu ung thư vòm họng càng rõ nét với các triệu chứng điển hình như:
- Thính lực suy giảm, đau và ù tai, tai chảy mủ. Đặc biệt, tái phát nhiều lần bệnh viêm tai giữa.
- Thường xuyên bị ngạt mũi, chảy mũi kèm theo máu.
- Đau họng và ho khạc kèm máu trong đờm diễn ra thường xuyên.
- Cơ mặt bị tê, đau đầu kéo dài, giảm thị lực.
- Người bệnh bị khàn tiếng, thậm chí mà mất tiếng.
3. Điều trị ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng ở nữ giới có nhiều phương pháp điều trị. Dựa vào giai đoạn bệnh, mức độ tổn thương, sức khỏe của người bệnh… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Có thể kể đến như:
3.1. Phẫu thuật
Đây là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Lúc này, các khối u còn nhỏ nên việc phẫu thuật loại bỏ khối u sẽ dễ dàng và cho hiệu quả cao.
3.2. Xạ trị
Đây là phương pháp sẽ chiếu trực tiếp vào khối u bằng tia X nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và kiểm soát, ức chế chúng phát triển. Thông thường, xạ trị thường kết hợp với phẫu thuật để gia tăng hiệu quả điều trị.
- Nếu xạ trị trước khi phẫu thuật nhằm mục đích thu nhỏ khối u để quá trình phẫu thuật dễ dàng hơn.
- Trường hợp xạ trị sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa khối u tái phát.
Tuy nhiên, xạ trị cũng gây ra những tác dụng phụ và những rủi ro nhất định. Có thể kể đến như khớp cắn bị hạn chế vận động, tuyến nước bọt bị tổn thương, vùng cổ căng cứng, giảm thính giác, giảm thị lực, viêm loét niêm mạc họng…
3.3. Hóa trị
Hóa trị thường được chỉ định khi ung thư vòm họng ở nữ giới đã ở giai đoạn muộn hoặc các khối u đã di căn đến những cơ quan khác. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc vài hóa chất/thuốc đưa vào cơ thể người bệnh qua đường uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Hóa trị không chỉ mang lại tác dụng trong việc tiêu diệt, ức chế tế bào ung thư mà còn tác động đến toàn bộ cơ thể. Vì thế, những tác dụng phụ mà phương pháp này gây ra cũng rất lớn như rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp cả hóa trị và xạ trị để gia tăng hiệu quả điều trị.
3.4. Điều trị tế bào đích
Phương pháp này bác sĩ sẽ đưa trực tiếp thuốc điều trị vào tế bào ung thư bằng công nghệ sinh học phân tử và miễn dịch. Với cách này, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt dễ dàng, hiệu quả hơn và không gây nhiều biến chứng như hóa trị. Thế nhưng, chi phí cao nên không phải ai cũng có thể lựa chọn cách điều trị này.
Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu về ung thư vòm họng ở nữ giới. Căn bệnh này cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời để gia tăng hiệu quả, kéo dài thời gian sống. Kết hợp với đó, người bệnh phải lạc quan, vui vẻ và ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao chất lượng, hỗ trợ điều trị thành công hơn.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng