Hội chứng thận hư ở trẻ em – Muôn vàn câu hỏi từ cha mẹ
Nội dung bài viết
Hội chứng thận hư ở trẻ em là nỗi đau đầu của không ít phụ huynh có con nhỏ. Hội chứng thận hư là gì? Có chữa khỏi hẳn được không? Bài viết này GHV KSOL sẽ giải đáp giúp bạn về hội chứng thận hư ở trẻ em nhé!
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Hành trình hơn 4 năm đẩy lùi bệnh ung thư phổi di căn
- hội chứng thận hư nên ăn gì
- Bệnh ung thư thận nên ăn gì và kiêng ăn gì
1. Hội chứng thận hư là gì?
Hội chứng thận hư là tình trạng tổn thương cầu thận làm tăng tính thấm của màng lọc cầu thận, đặc trưng bởi tiểu đạm ngưỡng thận hư, phù, giảm albumin máu và tăng lipid máu.
Các đặc tính khác của bệnh này bao gồm:
- Phù chân, mắt cá chân, bàn chân và mặt.
- Cholesterol cao.
- Triglyceride cao.
Hội chứng thận hư không phải là một căn bệnh. Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do các bệnh làm tổn thương các mạch máu của thận.
2. Phân loại hội chứng thận hư
- Hội chứng thận hư nguyên phát
Bệnh cầu thận nguyên phát: hội chứng thận hư vô căn, bệnh thận màng
Viêm cầu thận nguyên phát: viêm cầu thận tăng sinh màng nguyên phát,…
- Hội chứng thận hư thứ phát
Xuất hiện sau nhiễm trùng, bệnh tự miễn,…
Hội chứng thận hư vô căn là thể thận hư thường gặp nhất ở trẻ em, chiếm hơn 90% các trường hợp ở trẻ từ 1-10 tuổi, trong đó sang thương cầu thận tối thiểu chiếm 75%.
3. Nguyên nhân hội chứng thận hư ở trẻ em
Hiện tại nguyên nhân gây hội chứng thận hư vẫn chưa được xác định cụ thể, có thể do hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động không bình thường.
Hội chứng thận hư ở trẻ em phần lớn là vô căn, chiếm 90% ở lứa tuổi từ 1-10 tuổi.
4. Dấu hiệu nhận biết hội chứng thận hư ở trẻ em
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng thận hư trẻ em là:
- Sưng (phù) ở mắt cá chân, bàn chân và xung quanh mắt
- Bọt trong nước tiểu
- Cân nặng tăng do chất lỏng tích tụ trong cơ thể
- Mệt mỏi
- Mất cảm giác thèm ăn
- Cholesterol và triglycerid cao
Nếu con bạn gặp có các triệu chứng như trên bạn hãy lập tức đưa con mình đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
5. Chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ em
Lâm sàng
- Phù: phù toàn thân, thường xuất hiện sau đợt nhiễm trùng hô hấp.
- Những triệu chứng có thể gặp: tiểu ít, tim nhanh, đau bụng, tiêu chảy.
- Khám toàn thân ghi nhận: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, cân nặng.
- Dấu hiệu biến chứng: sốc giảm thể tích, viêm phúc mạc, viêm mô tế bào, viêm phổi.
Xét nghiệm
- Tổng phân tích nước tiểu.
Đạm niệu 24 giờ hoặc đạm niệu/creatinin niệu mẫu nước tiểu sáng sớm.
Albumin, cholesterol, creatinin, ion đồ/ máu.
Tầm soát nguyên nhân:
• Bổ thể C3, C4.
• ANA nếu > 10 tuổi hoặc có triệu chứng nghi ngờ lupus đỏ.
• HBsAg, Anti HCV.
• Kháng thể HIV nếu có yếu tố nguy cơ.
Chỉ định sinh thiết thận
- Trẻ < 1 tuổi hoặc > 10 tuổi.
- Tiểu máu đại thể, tăng huyết áp, giảm bổ thể C3.
- Suy thận kéo dài > 2 tuần.
- Lâm sàng gợi ý nguyên nhân thứ phát: triệu chứng lupus, nhiễm trùng,…
- Thận hư kháng steroid.
- Trước khi điều trị với Calcineurin inhibitor.
Chẩn đoán xác định
- Tiểu đạm ngưỡng thận hư (> 50 mg/kg/ngày hoặc 40 mg/m2/giờ hoặc đạm niệu/ creatinin niệu > 2 mg/mg hoặc > 200 mg/mmol).
- Albumin máu giảm < 2,5 g/dL.
Chẩn đoán phân biệt
- Phù do suy tim, suy gan.
- Giảm albumin máu không do thận: suy dinh dưỡng phù, xơ gan.
- Hội chứng thận hư không phải hội chứng thận hư vô căn.
6. Các biện pháp điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em
Nguyên tắc điều trị
- Liệu pháp corticoid.
- Điều trị triệu chứng.
Một số định nghĩa trong điều trị
– Lui bệnh: đạm niệu < 4mg/m2/giờ hoặc âm tính – vết bằng que thử. – Tái phát: đạm niệu > 40 mg/m2/ giờ hoặc > 50 mg/kg/ngày hoặc (+++) bằng que thử trong 3 ngày liên tiếp sau khi đạt được lui bệnh.
– Tái phát thường xuyên: ≥ 2 lần tái phát trong vòng 6 tháng sau đáp ứng ban đầu hoặc ≥ 4 lần tái phát trong 1 năm.
– Lệ thuộc steroid: 2 lần tái phát liên tiếp trong quá trình điều trị corticosteroid hoặc tái phát trong vòng 14 ngày sau ngưng thuốc.
– Kháng steroid: không đạt được lùi bệnh sau 4 tuần điều trị prednisone 60 mg/m2 ± 3 liều Methylprednisolone 1g/1,73m2 truyền tĩnh mạch hoặc sau 8 tuần điều trị prednisone với liều như trên.
– Kháng steroid sớm: kháng steroid trong đợt điều trị đầu tiên.
– Kháng steroid muộn: kháng steroid ở bệnh nhân đã từng đáp ứng điều trị trước đó.
Liệu pháp corticoid
– Thận hư lần đầu
+ 4 tuần đầu: prednisone 60 mg/m2/ngày hoặc 2 mg/kg/ngày chia 1-2 lần uống, tối đa 60 mg/ngày.
+ 8 tuần kế: prednisone 60 mg/m2/cách ngày hoặc 2 mg/kg/cách ngày, ngày uống 1 lần nếu đạt lui bệnh sau 4 tuần tấn công
+ 6 tuần kế: giảm liều dần mỗi 1 hoặc 2 tuần cho đến khi ngưng thuốc.
– Thận hư tái phát (không thường xuyên): tấn công với prednisone 60 mg/m2/ngày hoặc 2 mg/kg/ngày cho đến khi đạt lui bệnh, sau đó chuyển sang cách ngày trong ít nhất 4 tuần.
– Thận hư tái phát thường xuyên/lệ thuộc steroid:
+ Tấn công với prednisone 60 mg/m2/ngày hoặc 2 mg/kg/ngày cho đến khi đạt lui bệnh, sau đó prednisone 60 mg/m2/cách ngày trong 8 tuần và giảm dần prednisone đến liều ngưỡng tái phát, duy trì từ 6-12 tháng.
+ Trong trường hợp liều duy trì cao > 1mg/kg/ cách ngày hoặc có biến chứng do dùng corticoid kéo dài: cushing, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tiểu đường, viêm dạ dày tá tràng nặng thì phối hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch khác:
• Cyclophosphamide 2 mg/kg/ngày × 8-12 tuần (liều tích lũy tối đa 168 mg/kg) hoặc
• Mycophenolate Mofetil 1200 mg/m2/ngày chia 2 lần trong 12 – 24 tháng.
– Thận hư kháng steroid:
+ Sinh thiết thận.
+ Nếu sang thương thuộc nhóm: sang thương cầu thận tối thiểu, xơ hóa cầu thận cục bộ từng phần, tăng sinh trung mô thì phối hợp Cyclosporin A 150 mg/m2/ngày hoặc 5 mg/kg/ngày chia 2 lần. Duy trì nồng độ thuốc trong máu 100 – 200 ng/ml.
• Nếu đáp ứng, duy trì tối thiểu 12 tháng.
• Nếu không đáp ứng sau 6 tháng: thay thế bằng Tacrolimus 0,1-0,2 mg/kg/ngày chia 2 lần, duy trì nồng độ 5 – 10 mcg/l hoặc phối hợp Mycophenolate Mofetil + thuốc giảm đạm niệu nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin.
• Sau 6 tháng không đáp ứng: cân nhắc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch khác.
Điều trị triệu chứng
Sốc giảm thể tích:
+ Bù dịch nhanh bằng dung dịch điện giải NaCl 0,9% 20 ml/kg/30-60 phút, có thể lặp lại nếu chưa ra sốc.
+ Nếu không cải thiện sau 2 lần truyền điện giải, truyền albumin 5% 10-15ml/kg hoặc albumin 20% 0,5-1g/kg truyền tĩnh mạch, theo dõi sát nhịp tim, huyết áp và nhịp thở.
Nhiễm trùng:
+ Thường gặp là viêm phúc mạc nguyên phát, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu hoặc vi trùng gram âm (E. coli) điều trị với kháng sinh cephalosporin III,
+ Viêm mô tế bào do tụ cầu điều trị Oxacillin hoặc Vancomycin.
Thuyên tắc tĩnh mạch:
+ Phòng ngừa: xoay trở/vận động thường xuyên, điều trị nhiễm trùng và giảm thể tích, hạn chế đặt catheter tĩnh mạch trung ương.
+ Điều trị thuyên tắc tĩnh mạch bằng heparin trọng lượng phân tử thấp.
Phù: Hạn chế muối và nước trong giai đoạn phù. Trong trường hợp phù nặng (phù toàn thân, phù nhiều 2 chân và tràn dịch màng bụng/phổi):
+ Nếu không sốc và/hoặc FENa > 0.2: sử dụng lợi tiểu quai dạng uống hoặc tĩnh mạch.
+ Nếu không sốc và FENa < 0.2: phối hợp Albumin và lợi tiểu Furosemid trong giảm phù
• Albumin 0,5-1g/kg truyền tĩnh mạch trong 4 giờ.
• Furosemide 1-2 mg/kg/lần TTM khi truyền albumin được 2 giờ và khi kết thúc truyền.
7. Hội chứng thận hư ở trẻ em có thể chữa khỏi hay không?
Khoảng 80% số trường hợp sẽ tái phát lại hội chứng thận hư sau khi điều trị. Trẻ sẽ bị tái phát khi xét nghiệm phát hiện trẻ bị mất một lượng lớn protein qua nước tiểu trong 3 ngày liên tiếp.
Trẻ có thể bị tái phát 2-3 lần hoặc hơn, nếu trẻ tái phát thường xuyên, bác sĩ sẽ kết hợp thêm nhiều loại thuốc khác.
Trẻ sẽ ít tái phát hơn ở tuổi thanh thiếu niên và hiếm hơn ở tuổi trưởng thành. Khó để tiên lượng khi nào trẻ không tái phát nữa, tuy nhiên tái phát sẽ ít xảy ra hơn với trẻ có protein niệu âm tính trong 5 năm liên tiếp.
Nếu trẻ đáp ứng điều trị tốt, các triệu chứng thuyên giảm thì có khả năng trẻ sẽ khỏi được hội chứng thận hư và có chức năng thận bình thường khi trưởng thành.
8. Tác dụng phụ của điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em là gì?
Prednisone/prednisolone thường được kê trong thời gian ngắn nên rất ít tác dụng phụ có thể xuất hiện.
Tuy nhiên 1 số tác dụng phụ có thể xuất hiện bao gồm như trẻ nhanh đói hơn dẫn đến tăng cân nhanh, thay đổi hành vi như hay cáu giận, tăng huyết áp, tăng đường máu, kích thích dạ dày.
Thuốc có thể gây đục thủy tinh thể nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Mặc dù xương của trẻ dùng prednisone có thể giảm nhẹ chất khoáng nhưng trẻ bị bệnh này đáp ứng với prednisone hiếm khi gãy xương hoặc tổn thương xương.
9. Trẻ em bị hội chứng thận hư có thể tiêm vacxin được không?
Tất cả trẻ bị hội chứng thận hư có thể tiêm tất cả loại vacxin theo chương trình tiêm chủng mở rộng loại trừ những loại sau đây: vaccin sống như thủy đậu, sởi, lao không nên tiêm trong thời gian trẻ dùng liều prednisone cao hoặc thời điểm trẻ đang điều trị loại thuốc ức chế miễn dịch khác ngoài prednisone.
Trẻ có thể tiêm phòng các vacxin sau 1 tháng dừng prednisone liều cao hoặc giảm xuống liều thấp, tuy nhiên phải có sự chỉ định của bác sĩ trước khi tiêm.
10. Dinh dưỡng cho trẻ bị hội chứng thận hư?
Nếu con bạn bị hội chứng thận hư bạn nên tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng như sau:
- Đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng như trẻ bình thường để hạn chế protein của cơ thể cho năng lượng. Trung bình: 80 – 90 kcal /kg/ngày .
- Protid: 1,5-3g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ protid động vật/ tổng số. 50%. Sử dụng nguồn protein giá trị sinh học cao.
- Lipid: 15-20% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiêm 1/3, acid béo no chiếm 1/3 tổng số lipid
- Đảm lượng cholesterol < 200mg/ngày.
- Đảm bảo cân bằng nước và điện giải:
+ Ăn nhạt khi có phù hoặc tăng huyết áp. Natri 25-50mg/kg cân nặng lý tưởng/ngày
+ Nước: Hạn chế khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu.
V nước= V nước tiểu + V dịch mất bất thường ( sốt, nôn, ỉa chảy…) + 35-45 ml/kg
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Hy vọng bài viết đã giải đáp được phần nào thắc mắc của các bậc cha mẹ về hội chứng thận hư ở trẻ em. Để biết được chính xác tình hình cũng như phương pháp điều trị cho con bạn hãy tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư