Đi tìm lời giải đáp cho tình trạng viêm bàng quang nữ?

Viêm bàng quang nữ do đâu mà phổ biến hơn so với nam giới? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của nữ giới hay không? Và rất nhiều những thông tin khác về tình trạng viêm bàng quang nữ sẽ được GHV KSol cung cấp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Đôi nét về bệnh viêm bàng quang

Để việc tìm hiểu về viêm bàng quang ở nữ được dễ dàng hơn, trước hết bạn cần nắm được một số thông tin cơ bản về căn bệnh viêm bàng quang. Đây là một bệnh phổ biến ở đường tiết niệu, thể hiện tình trạng bàng quang bị tổn thương, viêm nhiễm do các tác nhân gây hại.

Các tác nhân này rất đa dạng, trong đó chủ yếu là do các vi khuẩn có như E.coli. Bên cạnh đó tác dụng phụ của một số hóa chất, phương pháp dùng để hóa xạ trị hay một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra bệnh.

Thông thường, khi tình trạng bệnh diễn ra trong một thời gian ngắn và kết thúc sau khi được điều trị thì được gọi là viêm bàng cấp. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bệnh xuất hiện dai dẳng, tái phát nhiều lần thì có thể dẫn đến viêm bàng quang mãn tính. Đến giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn cấp tính.

2. Tình trạng viêm bàng quang ở nữ hiện nay

Theo các thống kê, tỷ lệ người bệnh mắc viêm bàng quang là nữ giới thường cao hơn so với nam giới. Cứ 10 người mắc viêm bàng quang cấp thì có tới 9 bệnh nhân là phụ nữ. Một số khảo sát cho kết quả 40% phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành từng bị viêm bàng quang ít nhất một lần.

Viêm bàng quang không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý của người phụ nữ. Nếu không điều trị bệnh kịp thời thì có thể để lại những biến chứng nặng nề với người bệnh. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp sau đây nhé!

viem-bang-quang-nu
Viêm bàng quang ở nữ

3. Nguyên nhân khiến viêm bàng quang thường gặp ở nữ

Do cấu tạo cơ quan sinh dục

So với nam giới thì cơ quan sinh dục của nữ giới có cấu tạo phức tạp hơn. Đường niệu quản ở trong cơ thể nữ giới ngắn, vị trí lại rất gần với âm đạo và hậu môn. Do đó các vi khuẩn từ các cơ quan này có thể dễ dàng đi vào và gây bệnh ở bàng quang.

Thói quen uống ít nước, nhịn tiểu của chị em

Uống ít nước khiến cho lượng nước tiểu tạo ra ít cùng với thói quen nhịn tiểu sẽ gây ra tình trạng vi khuẩn có hại không được đào thải ra bên ngoài. Vi khuẩn về cả số lượng và thời gian ở trong bàng quang nhiều hơn nên nguy cơ gây ra bệnh cũng tăng cao.

Do đó, chị em phụ nữ nên uống nhiều nước và đi tiểu khi có nhu cầu là một cách thường xuyên làm trống bàng quang, hạn chế cơ hộp cho vi khuẩn gây bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Bên cạnh hiệu quả ngăn ngừa mang thai thì các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Đó có thể là cản trở sự bài tiết của cơ thể, mất cân bằng hệ vệ sinh ở vùng sinh dục của nữ. Từ đấy, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm bàng quang.

viem-bang-quang-nu-1
Thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ là viêm bàng quang

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Đầu tiên, đó là tình trạng vệ sinh kém, nhất là trong kỳ hành kinh sẽ làm cho các vi khuẩn sản sinh nhanh.

Tuy nhiên, vệ sinh nhiều lần, thụt rửa sau cũng không phải điều tốt. Nhất là việc sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có tính sát trùng cao. Hay khi lau vùng kín lại thực hiện từ sau ra trước hoặc dùng vòi hoa sen xịt thẳng vào âm đạo. Những hành động này có thể gây ra tổn thương, mất cân bằng hệ vi sinh ở cơ quan sinh dục, tạo điều kiện phát triển hoặc đưa vi khuẩn vào sâu trong đường tiết niệu. Từ đó gây ra viêm bàng quang. 

Quan hệ tình dục không an toàn

Việc quan hệ tình dục không an toàn có thể giúp cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn trong lòng niệu đạo, âm đạo. Từ đó xâm nhập vào trong bàng quang và gây viêm.

Sự thay đổi hormone

Cụ thể ở đây là sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen khiến cho niêm mạc niệu đạo và âm đạo mất ổn định. Kết hợp với sự mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo, vi khuẩn lành giảm xuống, vi khuẩn gây bệnh tăng sinh mạnh mẽ gây bệnh.

Một vấn đề nữa đó là tình trạng hẹp lỗ tiểu ở phụ nữ do sự suy giảm nội tiết tố khi tới thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Hàm lượng nội tiết tố giảm xuống thấp dẫn tới hiện tượng bộ phận sinh dục ngoài bị khô hạn và teo nhỏ lại. Từ đó khiến cho dòng nước tiểu đi qua bị xoáy ngược chiều và tạo cơ hội cho các vi khuẩn ở lỗ tiểu hay niệu đạo đi vào trong bàng quang.

Mặc quần áo quá bó sát

Đây là một nguyên nhân rất ít chị em để ý. Những bộ đồ bó sát có thể tôn lên vóc dáng của người phụ nữ nhưng nó có thể khiến cho nhiệt độ và độ ẩm ở vùng kín tăng lên. Đây chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sống và phát triển. Đặc biệt là với những bộ đồ quá chật chội, làm từ chất liệu ít thấm hút.

Do một số bệnh lý khác

Các bệnh lý có thể gây đọng nước tiểu ở bàng quang cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Có thể kể ra một số bệnh như táo bón, tiểu đường, các bệnh thần kinh, bại liệt…

4. Những thời điểm phụ nữ dễ bị viêm bàng quang

Theo các nghiên cứu và cũng xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, một số thời điểm sau có thể là lúc phụ nữ dễ bị mắc bệnh là:

  • Sau lần quan hệ đầu tiên: Do sự tổn thương màng trinh tạo ra các mảnh có thể dính vào vách âm đạo. Từ đó tạo cơ hội cho mầm bệnh đi lên và gây viêm bàng quang.
  • Thời gian có bầu: Các khảo sát cho thấy có khoảng 10% phụ nữ có thể bị viêm bàng quang cũng như các nhiễm trùng đường tiết niệu khác trong quá trình mang thua. Nguyên nhân được lý giải là do sự phát triển của thai nhi dẫn đến sự ứ đọng nước tiểu.
  • Sau khi sinh: Khoảng cách giữa hậu môn và bộ phận sinh dục nữ có thể được thu ngắn lại bởi các vết rách khi sinh con. Mầm bệnh có thể nhân cơ hội xâm nhập vào.
  • Tiền mãn kinh, mãn kinh: Là do sự suy giảm nội tiết tố nữ diễn ra mạnh mẽ ở thời kì này.

Xem ngay >>> 05 Dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn sớm

5. Bệnh viêm bàng quang ở nữ có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang ở nữ giới có nguy hiểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau.

Nếu như khi phụ nữ mắc bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì cơ hội khỏi bệnh rất cao và hầu như không để lại biến chứng.

Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng thời điểm, đúng cách thì bệnh có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe người phụ nữ như:

  • Nhiễm trùng thận, viêm niệu đạo, hoạt tử thận, suy thận, viêm cổ bàng quang, ung thư thận
  • Thiếu máu do đi tiểu ra máu nhiều, kéo dài.
  • Khó có thai, thậm chí là vô sinh.

6. Phương pháp điều trị viêm bàng quang nữ

Về nguyên tắc, việc điều trị viêm bàng quang ở nữ phải xuất phát điều trị nguyên nhân kết hợp với giảm triệu chứng. Từ đó, tùy theo tình trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật phù hợp.

Kháng sinh có thể coi là thuốc chính trong điều trị viêm bàng quang do nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh phải tuân thủ theo đúng liều và thời gian mà bác sĩ đã kê đơn thì mới đạt hiệu quả cao và tránh được nguy cơ bị nhờn thuốc.

Bên cạnh đó, các thuốc giảm đau, cầm màu và một số loại thuốc khác sẽ được dùng để điều trị các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân.

Với một số trường hợp bị bệnh do các vấn đề như sỏi thận, sỏi bàng quang thì các bác sĩ có thể thực hiện tán sỏi để khắc phục tình trạng viêm bàng quang triệt để. Sử dụng thủ thuật đặt ống thông để giải quyết tình trạng nước tiểu bị ứ do cục máu đông hoặc mủ chặn. Trường hợp tình trạng xuất huyết bàng quang nghiêm trọng thì nội soi để cầm máu sẽ được các bác sĩ thực hiện…

Ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc và phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể kết hợp thêm một số cách hỗ trợ như uống nhiều nước, chườm nóng vùng bụng để giảm đau.

7. Một số lưu ý cho phụ nữ để phòng ngừa viêm bàng quang

7.1. Nguyên tắc vệ sinh vùng kín – Cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả cho phụ nữ

Với phụ nữ thì việc vệ sinh vùng kín đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa mắc bệnh. Khi vệ sinh vùng sinh dục, các chị em nên lưu ý nguyên tắc sau:

viem-bang-quang-nu-2
Thường xuyên thay băng vệ sinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt
  • Không tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh. Do đó, phải chú ý thay băng vệ sinh và rửa vùng kín sạch sẽ trong thời gian hành kinh. Lời khuyên là khi đến kỳ hành kinh thì chị em nên rửa, thay băng vệ sinh 3-4 lần/ngày. Ở những ngày bình thường thì chỉ nên từ 1-2 lần/ngày.
  • Lựa chọn đúng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Tránh xa các dung dịch vệ sinh có pH quá cao, nhiều chất tẩy rửa. Vì các sản phẩm này có thể gây ra các tổn thương ở niêm mạc vùng kín. Đồng thời việc dùng các dung dịch vệ sinh để thụt rửa quá sâu sẽ làm làm mất sự cân bằng vi sinh ở âm đạo.
  • Khi lau rửa, không dùng vòi hoa sen xịt ngược vào âm đạo hay ngâm người trong bồn tắm, nhất là bồn tắm có sóng. Khi lau dùng khăn sạch hoặc giấy mềm lau vùng kín từ trước ra sau, không được làm ngược lại.
  • Quần áo, đặc biệt là quần lót nên chọn những loại thoải mái, chất lượng cao, được làm từ các chất liệu có khả năng thấm hút tốt.

7.2. Các thói quen sinh hoạt khác

  • Uống đủ nước, mỗi ngày chị em nên uống từ 1,5 – 2 lít nước để tăng cường khả năng bài tiết đào thải vi khuẩn ra ngoài cơ thể,
  • Không được nhịn đi tiểu, nhất là nín tiểu trong thời gian dài.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục thì nên đi tiểu để giảm áp lực cho bàng quang cũng như để loại bỏ bớt lượng vi khuẩn gây bệnh.
  • Cân bằng chế độ ăn, tăng cường chất xơ, vitamin. Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều giàu mỡ và các thực phẩm kích thích, khó tiêu khác.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập phù hợp như yoga, chạy bộ…
  • Khám và điều trị các bệnh lý khác kịp thời. Với các bệnh liên quan đến đường tình dục thì có thể kết hợp điều trị cả bạn tình.

Trên đây là những chia sẻ của GHV KSol về nội dung viêm bàng quang nữ. Hy vọng những điều này đã giải đáp được thắc mắc của các bạn đọc, nhất là với các bạn đọc là nữ.

XEM VIDEO: TS.NGUYỄN DUY NHỨT – NGƯỜI THẮP SÁNG HY VỌNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ