Tìm hiểu về các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bộ y tế

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay, đã có các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bộ y tế đưa ra. Bài viết sau đây của GHV KSol sẽ đưa tới cho bạn đọc những thông tin tham khảo về các phác đồ này.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

1.1. Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc lót ở bên trong dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương dẫn đến bị bào mòn dần dần và làm lộ các lớp dưới thành dạ dày hay tá tràng ra ngoài. Các vết loét có thể có kích thước từ vài milimet đến vài centimet với độ nông sâu khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.

Cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày – tá tràng là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ lớp niêm mạc như chất nhầy, prostaglandin, bicarbonate… với các yếu tố tấn công phá hủy niêm mạc như acid HCl, pepsin, vi khuẩn HP… Mà trong đó, phần trội hơn thuộc về các yếu tố tấn công.

Phac-do-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-bo-y-te
Hình ảnh viêm loét dạ dày – tá tráng

1.2. Nguyên nhân và các yếu nguy cơ tố dẫn đến loét dạ dày tá tràng

Nhiễm vi khuẩn HP và lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau là hai nguyên nhân chinh dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng. Trong đó, viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP chiếm tới 90%.

Bên cạnh đó, nếu có một số yếu tố sau cũng khiến cho nguy cơ bị mắc bệnh tăng lên:

  • Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích.
  • Liên tục làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực cao.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, thiếu điều độ: Thức khuya nhiều, lười ăn sáng, ít vận động…

1.3. Các dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày – tá tràng

Có thể nhận biết bệnh qua một số biểu hiện như:

  • Đau rát ở vùng thượng vị: Cơn đau có thể xuất hiện lúc đói hoặc sau khi ăn khoảng 2-3 giờ. Mức độ đau có thể từ âm ỉ đến đau thành từng cơn hay đau quặn lại.
  • Bị đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ.
  • Bị ợ hơi, ợ chua.
  • Rối loạn tiêu hóa: Có thể là tiêu chảy hoặc táo bón.

2. Các biến chứng có thể xảy ra khi mắc viêm loét dạ dày – tá tràng

Nếu không được điều trị kịp thời hay có điều trị nhưng không đúng cách thì bệnh sẽ chuyển biến nặng và có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Thủng dạ dày – tá tràng: Đây là một biến chứng nguy hiểm với dấu hiệu là các cơn đau bụng dữ dội.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa trên: Đó là khi các vết loét bị chảy máu. Nếu tình trạng này kéo dài và tiến triển nặng thì có thể dẫn đến mất máu nhiều và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Biểu hiện khi bị xuất huyết tiêu hóa đó là chóng mặt, mệt mỏi, đại tiện ra phân đen.
  • Hẹp môn vị: Đó là do các mô xơ phát triển ở trên các vết loét ở dạ dày, tá tràng. Từ đó khiến cho phần lòng ruột ở ngay dưới dạ dày (môn vị) bị thu hẹp lại, dẫn đến việc thức ăn đi xuống đường tiêu hóa dưới gặp khó khăn. Biển hiện của biến chứng này là giảm cân nhanh, bụng khó chịu, ọc ạch, buồn nôn…
Phac-do-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-bo-y-te-1
Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gây xuất huyết tiêu hóa

Xem thêm >>> Bí quyết vượt qua nỗi lo hóa trị trong ung thư dạ dày

3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng của bộ y tế

3.1. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị

  • Tái thiết lập sự cân bằng giữa các yếu tố tấn công và bảo vệ, cải thiện, phục hồi chức năng của dạ dày, tá tràng.
  • Điểm mấu chốt là tìm ra và điều trị nguyên nhân. Diệt vi khuẩn HP trong trường hợp vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Phối hợp giữa điều trị bằng thuốc với điều chỉnh lối sống.
  • Tái tạo, phục hồi lại những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, tá tràng.
  • Ngăn ngừa tái phát và một số bệnh lý, biến chứng đi kèm.
  • Giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

3.2. Các nhóm thuốc điều trị cụ thể

Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người, mà các bác sĩ có thể sẽ kê đơn một hoặc kết hợp các thuốc sau:

Thuốc trung hòa acid dạ dày

Là những thuốc thường có thành phần chính là Nhôm hydroxid hoặc magie hydroxyd với các đặc điểm như:

  • Ưu điểm: Các tác dụng trung hòa acid dạ dày, làm tăng pH dịch vị. Nhờ đó mà giảm bớt cơn đau, bảo vệ tế bào.
  • Nhược điểm: Các thuốc thuộc nhóm này thường có thời gian tác dụng ngắn, nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Thời gian thể hiện hiệu quả nhanh trong khoảng 15 phút nhưng chỉ tác dụng chỉ kéo dài trong 2-3 tiếng. Bên cạnh đó, còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón ( với các muối nhôm), tiêu chảy ( với các muối magie).
  • Cách sử dụng: Có thể uống trước khi ăn khoảng 15-30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Hoặc dùng khi bị đau. Nhưng số lần dùng trung bình trong một ngày nên là 3 lần.

Thuốc kháng thụ thể Histamin H2

  • Các hoạt chất thông dụng là: Cimetidine, ranitidine, famotidine, nizatidine. Những thuốc nhóm này sẽ cạnh tranh trực tiếp với histamin H2 tại các thụ thể của chúng. Từ đó ngăn cản quá trình tiết acid dịch vị.
  • Ưu điểm: Giá thành vừa phải, có tác dụng nhanh, đạt hiệu quả nâng cao pH dạ dày ngay trong lần đầu tiên sử dụng. Có khả năng kiểm soát dịch vị vào ban đêm tốt.
  • Nhược điểm: Khả năng ức chế acid dịch vị yếu hơn các thuốc PPIs ( ức chế bơm proton). Có thể gây ra nhiều tác dụng như chứng vú to ở nam giới, suy thận, viêm gan…
  • Cách dùng: Uống trước khi ăn nửa tiếng, trung bình 2 lần/ngày. Nếu có kết hợp sử dụng với thuốc trung hòa acid thì thời điểm dùng hai loại này nên cách nhau ít nhất 2 tiếng.

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

Các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole… có tác dụng chậm hơn nhóm kháng Histamin H2. Nhưng lại có khả năng ức chế và kiểm soát acid dịch vị mạnh nhất.

Đây cũng là nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng ít có tác dụng phụ hơn cả, chỉ gây đau đầu hoặc tiêu chảy nhẹ.

Các thuốc nhóm này thường được chỉ định uống trước khi ăn 15-30 phút, ngày uống 1 lần. Với liều lượng là:

  • Omeprazole hoặc rabeprazole 20 mg/ngày.
  • Esomeprazole 20-40mg/ngày
  • Lansoprazole 40mg/ngày.

Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, băng se ổ loét

  • Sucralfate: Có tác dụng tạo lớp nhầy bao bọc niêm mạc một cách nhanh chóng. Nhưng thời gian tác dụng ngắn và có thể gây tác dụng phụ là táo bón. Liều dùng tham khảo là 1g/lần x 4 lần/ngày, uống trước khi ăn 15 – 30 phút.
  • Rebamipide: Có tác dụng kháng viêm tại chỗ đồng thời kích thích tiết Prostaglandin ở niêm mạc dạ dày. Nhờ đó mà giúp làm lành nhanh chóng vết loét, đặc biệt là những vết loét trên 2cm. Thuốc này ít có tác dụng phụ, được dùng trước hoặc sau bữa ăn với liều là 100mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Bismuth: Là thuốc vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc vừa có khả năng diệt vi khuẩn HP.
  • Misoprostol: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat. Đồng thời, thuốc này cũng làm tăng lưu lượng máu chảy tới niêm mạc dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên, hiện nay ít được sử dụng do có nhiều tác dụng phụ.

Các kháng sinh diệt vi khuẩn HP

Tùy theo bệnh nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng những phác đồ kháng sinh riêng để điều trị. Một số thuốc kháng sinh có thể được dùng là amoxicillin, metronidazol, clarithromycin, levofloxacin…

3.3. Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính

Phac-do-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-bo-y-te-2
Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng bộ y tế khi HP dương tính

Xem thêm >>> Phòng tránh ung thư dạ dày bằng những cách nào

Phác đồ 3 thuốc:

Thường được sử dụng cho người mới bị bệnh, tình trạng còn nhẹ. Với mục đích là kích thích tiêu hóa, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP, kiểm soát lượng acid và đảm bảo hoạt động của dạ dày. 

Các thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút và 2 lần/ngày.
  • Amoxicillin: Mỗi lần dùng 1g, ngày uống 2 lần, sau ăn sáng và tối.
  • Clarithromycin 500mg: Uống sau ăn sáng, tối, mỗi lần uống 1 viên. Một số trường hợp có thể thay bằng metronidazol 250mg, uống cùng hoặc sau ăn, tối đa ngày 3 viên.

Thời gian điều trị theo phác đồ này thường từ 10-14 ngày. Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn.

Phác đồ 3 thuốc có levofloxacin

Bao gồm các thuốc:

  • Thuốc ức chế bơm proton và amoxicilin với liều lượng và cách dùng như đã nói ở phác đồ trên.
  • Levofloxacin 500mg: 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng 1 viên, sau khi ăn sáng, tối.

Với phác đồ này thì thời gian điều trị là trong khoảng 10 ngày.

Phác đồ nối tiếp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do HP

Gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Trong 5 ngày đầu): Sử dụng thuốc ức chế bơm proton và amoxicilin với liều lượng và cách dùng tương tự trong phác đồ 3 thuốc.
  • Giai đoạn 2 ( 5 ngày tiếp theo): 
    • Thuốc ức chế bơm proton: 2 lần/ngày, trước ăn nửa tiếng.
    • Clarithromycin 500mg: 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống sau ăn.
    • Tinidazol 500mg: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 lần sau ăn sáng tối.

Phác đồ 4 thuốc không có bismuth

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): 2 lần/ngày, uống vào 30 phút trước bữa ăn.
  • Amoxicillin 500mg: 2 viên/lần x 2 lần/ngày, uống sau ăn sáng và tối.
  • Clarithromycin 500mg: 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống sau ăn.
  • Metronidazole 500mg: mỗi ngày 2 viên, chia thành 2 lần uống trong ngày, uống sau ăn. Hoặc Tinidazol 500mg với liều dùng tương tự.

Phác đồ 4 thuốc có bismuth

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ngày uống 2 lần, trước khi ăn nửa tiếng.
  • Tetracyclin 500mg: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 lần, uống sau ăn sáng, tối.
  • Metronidazole 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng tối, uống sau ăn.
  • Bismuth 240mg: Mỗi lần uống 2 viên x2 lần/ngày, uống sau ăn sáng, tối.

Một số lưu ý trong việc lựa chọn phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng do HP

  • Phác đồ đầu tay (đối với bệnh nhân chưa từng điều trị HP): Sử dụng phác đồ nối tiếp, phác đồ 4 thuốc có hoặc không có Bismuth.
  • Phác đồ thứ 2 ( sau khi đã thất bại điều trị HP 1 lần): Nếu chưa sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth trước đó để điều trị thì áp dụng phác đồ này
  • Trường hợp phác đồ đầu tay đã sử dụng 4 thuốc chứa Bismuth nhưng thất bại thì lựa chọn phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin.
  • Nếu thất bại diệt trừ HP 2 lần thì nên thực hiện nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
  • Những kháng sinh đã sử dụng và thất bại trong phác đồ điều trị trước (ngoại trừ amoxicilin) , thì không dùng lại ở phác đồ sau, nhất là Clarithromycin vì có nguy cơ cao gây ra kháng thuốc thứ phát.
  • Có thể phối hợp thêm lợi khuẩn Bacillus clausii để giảm bớt tác dụng phụ của các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng do HP.

3.4. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Với người bệnh bị viêm loét dạ dày- tá tràng thì rất ít hạn chế áp dụng phương pháp phẫu thuật. Chỉ thực hiện khi có các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết tiêu hóa do chảy máu vết loét mà điều trị nội khoa thất bại.
  • Thủng dạ dày, tá tràng hay hẹp môn vị.
  • Xuất hiện dấu hiệu của ung thư hóa…

4. Những lưu ý trong sinh hoạt giúp điều trị không dùng thuốc

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học có vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh. Một số biện pháp nên thực hiện để tăng hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa mắc hoặc tái phát bệnh đó là:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý. Nên ăn những món giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như các loại rau xanh, củ quả, thịt tươi… Kiêng các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, phụ gia…
  • Ăn với tốc độ vừa phải, nhai kỹ trước khi nuốt. Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Không nên ăn quá no hay quá đói và gần giấc ngủ. Tránh uống nước hay ăn hoa quả ngay sau các bữa ăn.
  • Hạn chế hay tốt nhất là cố gắng bỏ thuốc lá, thuốc lào.
  • Thận trọng khi sử dụng các thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau,
  •  Tránh áp lực, căng thẳng kéo dài.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ. Không nên thức khuya.

Trên đây là bài viết của GHV KSol về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của bộ y tế. Bạn đọc cần hết sức lưu ý, những thông tin này chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế được cho đơn thuốc hay chỉ định của bác sĩ.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7