Người bị trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không đang trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh hiện nay. Mỳ tôm là món ăn hết sức quen thuộc của mỗi gia đình nhưng không phải ai cũng nhận thức được tác hại của mì tôm đến sức khỏe. Hãy cùng chuyên gia GHV KSol đi tìm câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không nhé.
XEM THÊM:
- Ung thư – Cuộc chiến sinh tử lần thứ 3 của người lính già
- Người bị trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không?
- [Giải đáp] Trào ngược dạ dày nên ăn trái cây gì để nhanh khỏi bệnh
1. Trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ rằng, muốn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần bổ sung đồng thời 6 dưỡng chất: protein, mỡ, khoáng chất, carbohydrate, vitamin và nước. Tuy nhiên, mì tôm lại chứa đến 80% thành phần carbohydrate. Nếu sử dụng thực phẩm này liên tục thì con người dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa, sức đề kháng kém dần và dễ bị vi khuẩn HP tấn công.
Mì tôm được chiên và sấy khô qua dầu mỡ, có chứa rất nhiều hương liệu và chất phụ gia, chất bảo quản. Khi đi vào dạ dày, những sợi mì này rất khó để có thể tiêu hóa hết, từ đó gây áp lực cho dạ dày. Nếu bạn sử dụng mì tôm trên 2 lần/1 tuần có thể sẽ gây rối loạn chức năng của dạ dày, tăng thêm các triệu chứng như đầy hơi, đau thượng vị và tình trạng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.
Cùng với đó, ăn mì tôm thường sinh ra nhiều khí và khiến cho dạ dày phải tiết nhiều axit hơn để tiêu hóa chúng. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ trào ngược axit dạ dày với những người có biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,… Ngoài ra, người dùng thường bị táo bón vì thiếu hụt chất xơ trầm trọng.
Không chỉ vậy, rong sợi mì tôm có chứa chất bảo quản tertiary-butyl hydroquinone rất độc hại và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nếu sử dụng chất này quá nhiều trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đặc trưng là nôn mửa, chóng mặt và đau đầu.
Như vậy có thể thấy mì tôm là thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa, người bị trào ngược dạ dày không nên sử dụng. Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm nhiều chất xơ và protein tốt cho sức khỏe.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày di căn có chữa được không?
2. Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe con người
Là một món ăn vô cùng tiện lợi, giá thành rẻ và dễ dàng trong việc chế biến. Điều này càng làm cho mì tôm được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên, trong mì tôm chỉ có thành phần chính là Carbohydrate. Nhưng với người khỏe mạnh thì việc chỉ nạp Carbohydrate không thôi là chưa đủ, bạn còn phải nạp đủ thêm 5 thành phần nữa, bao gồm: Protein, nước, mỡ cũng như các loại khoáng chất khác.
Việc thiếu hụt 1 trong 6 dưỡng chất trên sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, dễ mệt mỏi và không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dễ sinh trọng bệnh nếu tình trạng thiếu hụt kéo dài. Vì vậy, cả người lớn và trẻ nhỏ đều không nên ăn mì tôm thay cho bữa chính. Nếu ăn quá nhiều mì tôm có thể gây ra một số tác hại cho cơ thể như:
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Mặc dù sở hữu hàm lượng calo khá cao, tuy nhiên mì tôm hoàn toàn không có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong cả 1 ngày dài. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể 10% Sắt, 10g chất béo và 4g protein thì mì tôm không bổ sung thêm bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác cho cơ thể. Vì vậy, dù có ăn nhiều mì tôm trong 1 ngày thì cơ thể bạn vẫn bị thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn thường xuyên ăn mì tôm trong bữa ăn chính thì nguy cơ bị thiếu các dưỡng chất cần thiết là rất cao, nhất là đối với những người bị đau dạ dày và trẻ em.
- Dễ gây béo phì: Nếu ăn mì tôm thường xuyên, cơ thể sẽ dung nạp quá nhiều chất béo và Carbohydrate. Vì vậy, sẽ có nguy cơ cao bị béo phì và mắc các bệnh lý liên quan tới thừa cân, béo phì như: tim mạch, tiểu đường, tăng cholesterol trong máu…
- Nguy cơ loãng xương: Trong mì tôm thường có chứa thành phần phosphate. Đây là chất giúp tăng cường mùi vị của món ăn. Tuy nhiên, phosphate lại khiến cho cơ gặp phải nguy cơ bị mất xương, loãng xương dần theo thời gian. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ăn mì tôm thì sẽ gặp phải tình trạng xương và răng sẽ bị yếu dần đi.
- Nguy cơ ung thư: Phần lớn các loại mì tôm trên thị trường hiện nay đều sử dụng nhiều chất bảo quản và chất phụ gia. Các chất này sẽ tích trữ quá lâu ở ngoài, chúng có thể bị biến chất và trở thành những chất nguy hiểm. Vì vậy, nếu ăn mì tôm thường xuyên khiến các chất độc có hại tích tụ trong cơ thể và rất dễ dẫn tới nguy cơ bị ung thư.
- Đối mặt với nguy cơ sỏi thận: Mì tôm được ướp rất nhiều gia vị, trong đó có muối để bảo quản được lâu. Lượng muối có trong mì tôm rất cao nên nếu bạn ăn thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ bị sỏi thận.
- Gây áp lực cho tim: Mì tôm chứa nhiều chất béo. Các chất béo này sẽ làm gia tăng lượng cholesterol xấu trong máu. Do vậy, nếu ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ, và mắc các bệnh huyết áp hoặc xơ vữa động mạch.
Ngoài những tác hại vừa nêu trên, việc ăn nhiều mì tôm quá 2 lần 1 tuần còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác cho sức khỏe. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn tối đa 1-2 bữa mì tôm 1 tuần để tránh gây hại cho sức khỏe.
3. Ăn mì tôm ảnh hưởng như thế nào đến dạ dày?
Các chuyên gia đã khuyến cáo người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn mì tôm do nó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Dưới đây là một số ảnh hưởng cụ thể đến người bệnh:
Làm nghiêm trọng hóa tình trạng trào ngược dạ dày
Theo một nghiên cứu của các bác sĩ, mì tôm được chứng minh là một thực phẩm rất khó tiêu hóa. Vì vậy, dạ dày sẽ phải tăng tiết axit dịch vị để tiêu hóa mì tôm.
Lượng acid tiết ra nhiều có thể tác động đến lớp niêm mạc gây ra đau dạ dày. Ngoài ra, lượng axit dư thừa có thể tràn lên thực quản, gây tình trạng trào ngược dạ dày với các biểu hiện như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,…
Khiến dạ dày làm việc vất vả
Mì tôm có chứa khoảng 20% là chất béo shotrerning và chất béo chuyển hóa. Các loại chất béo này chủ yếu là axit béo no rất khó để tiêu hóa, người ăn mì tôm thường phải mất thời gian từ 33 đến 47 tiếng mới có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Vì thế, dạ dày phải tăng thời gian co bóp mạnh và tiết axit dịch vị để tiêu hóa hết chất béo có trong mì tôm. Lượng axit dịch vị dư thừa có thể tác động lên niêm mạc hay các vết viêm loét trên thành dạ dày gây đau và khó chịu.
Làm sưng tấy, tổn thương niêm mạc dạ dày
Người bị trào ngược dạ dày thường có các vết viêm và loét trên lớp niêm mạc. Vì vậy người mắc bệnh này không nên ăn các loại thức ăn cay, trong đó có mì tôm vì mì tôm thường được thêm gia vị cay. Gia vị cay trong mì tôm sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày, khiến axit tiếp xúc trực tiếp với các vết viêm, loét cũ, gây đau dạ dày.
Gây ra các bệnh về dạ dày
Nhiều người có thói quen ăn mì tôm nhanh và không nhai kỹ. Do đó sợi mì đến dạ dày vẫn còn to và khiến dạ dày phải tiết ra nhiều axit dịch vị và co bóp lâu hơn để làm nhỏ và tiêu hóa sợi mì tôm. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới lớp niêm mạc, có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, chướng bụng, thậm chí là trào ngược dạ dày hoặc thủng dạ dày.
Xem thêm >>> Chi phí hóa trị ung thư dạ dày là bao nhiêu, có tốn kém không?
Tăng nguy cơ táo bón
Ăn mì tôm và toàn gia vị cay nóng mà không ăn thêm rau xanh hoặc hoa quả tươi khác khiến cơ thể dễ gặp phải nguy cơ bị táo bón.
4. Ăn mì tôm đúng cách cho người bị trào ngược dạ dày
Mặc dù người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn mì tôm nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh, đặc thù công việc nên vẫn phải ăn mì tôm. Khi ăn mì tôm người bệnh có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu tối đa tác hại đối với cơ thể:
- Sử dụng mì tôm kèm với các loại rau củ quả để tốt cho hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ trong các loại rau củ này sẽ có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, từ đó giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, còn bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất mà trong mì tôm không có như vitamin C, Vitamin A,..
- Ăn mì tôm bổ sung thêm các loại thịt. Người bệnh có thể bổ sung thêm thịt bò, thịt lợn để ăn cùng mì tôm. Như vậy sẽ không còn phải lo đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng khi sử dụng mì tôm kéo dài.
- Chỉ nên sử dụng mì tôm tạm thời trong tình cảnh bắt buộc, tuyệt đối không sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây tích lũy nhiều chất độc hại trong cơ thể.
Khi ăn cũng cần chú ý một số điểm sau để tránh tình trạng đau dạ dày:
- Nên thái đồ ăn thành miếng nhỏ và mềm
- Đảm bảo ăn chậm và nhai thật kỹ
- Sau khi ăn no không nên vận động mạnh, cần nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút sau khi ăn.
5. Những món ăn thay thế mì tôm dành cho người trào ngược dạ dày
Người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn mì tôm, thay vào đó nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như:
Bánh mì
Bánh mì là loại thực phẩm khô, chủ yếu chứa tinh bột nên rất dễ tiêu hóa. Vì vậy, khi bánh mì đi vào dạ dày có thể giúp hỗ trợ thấm bớt lượng axit được tiết ra. Từ đó có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh tình trạng axit tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc bị tổn thương, giúp ngăn chặn viêm đau dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày có thể tham khảo một số loại bánh mì như:
- Bánh mì nguyên cám: Giúp bổ sung xơ, protein và khoáng chất cho người bệnh, cùng với đó là hạn chế tình trạng đầy hơi, tránh ợ hơi, ợ chua,…
- Bánh mì yến mạch: Bánh mì yến mạch được làm từ bột yến mạch giúp thấm hút axit dịch vị nhanh, tránh để axit tiếp xúc với niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương dẫn tới đau dạ dày và gây trào ngược.
- Bánh mì sandwich trắng: Là loại bánh mì mềm, giúp giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Cùng với đó cung cấp lượng lớn protein, khoáng chất rất lớn cho người bệnh.
Bánh mì giúp người bệnh trào ngược dạ dày tránh các cơn đau nhờ vào đặc tính khô và dễ tiêu hóa, hạn chế axit tiếp xúc với niêm mạc dạ dày. Nhờ ưu điểm trên mà bánh mì là lựa chọn thích hợp và tiện lợi cho người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số lời khuyên dưới đây để sử dụng bánh mì đúng cách:
- Người đau dạ dày nên dùng bánh mì mềm, ruột đặc và không nên dùng các loại bánh mì có vỏ cứng. Do vỏ cứng có thể cọ xát với lớp niêm mạc, gây đau tổn thương niêm mạc trong dạ dày.
- Tránh bánh mì nhiều bơ, mỡ, đường: Người bị trào ngược dạ dày nên tránh các loại bánh mì chiên rán sẵn, được thêm mỡ hoặc thêm đường. Do các chất béo trong dầu mỡ hoặc các loại đường sẽ khiến dạ dày quá tải, gây nên các cơn đau dạ dày, chướng bụng,… Cùng với đó, một số địa chỉ không uy tín có thể dùng dầu mỡ đã qua sử dụng nhiều lần. Điều này khiến dầu bị oxy hóa thành các chất gây hại cho cơ thể. Nếu sử dụng lâu trong thời gian dài có thể gây ung thư.
- Sử dụng bánh mì trong ngày: Bánh mì là loại thực phẩm chế biến sẵn, rất dễ bị ôi thiu, ẩm mốc nếu bảo quản ở môi trường nhiệt độ bình thường tại nhà. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày cần sử dụng bánh mì ngay trong ngày để tránh bị ngộ độc thực phẩm, dẫn tới đau bụng, đầy hơi,…
Cháo
Cháo khi được nấu chín nhừ và mềm sẽ giúp dạ dày giảm áp lực tiêu hóa thức ăn. Cùng với đó, cháo có chứa nhiều tinh bột giúp giảm tiết dịch vị dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc khỏi axit dư thừa nhờ hình thành một lớp màng quanh niêm mạc dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày có thể dùng một số loại cháo như cháo thịt băm, cháo bí đỏ, cháo đậu xanh, cháo táo đỏ,… để thay thế mì tôm.
Lưu ý:
- Không cho mì chính hay hạt tiêu vào cháo: Các loại gia vị này kích thích tiết axit ở dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày.
- Không cho nhiều đậu, hạt sen: Các loại hạt này có lượng vitamin, khoáng chất và lượng protein rất cao, dễ gây đầy bụng. Ngoài ra, trong các hạt này còn chứa stachyose và raffinose phức được phân giải bởi vi khuẩn tại ruột già, gây đầy hơi.
Bánh canh
Sợi bánh canh được làm từ bột gạo, bột năng, bột mì hoặc bột sắn khiến bánh canh rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bánh canh còn có thể kết hợp với thịt, cá và rau,… giúp cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người trào ngược dạ dày tốt nhất nên nấu bánh canh trực tiếp tại nhà để đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc thực phẩm và gây ảnh hưởng tới dạ dày.
Xem thêm >>> Phòng tránh ung thư dạ dày bằng những cách nào
6. Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý
Đối với người bị trào ngược dạ dày, một chế độ ăn uống khoa học sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt và ngăn ngừa bệnh nặng hơn. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống dành cho người bị trào ngược dạ dày mà bạn cần phải lưu ý:
- Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vì chúng sẽ kích ứng đến dạ dày gây co bóp nhiều hơn và hình thành nên các cơn đau và gây khó chịu cho dạ dày. Nhiệt độ lý tưởng dành cho người bị trào ngược dạ dày khi ăn đồ ăn là từ 40 đến 50 độ C.
- Cần ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm được chế biến dưới dạng mềm dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp hoặc canh hầm,… Người bệnh nên tuân thủ theo nguyên tắc “ăn chín uống sôi” và không được sử dụng đồ tái sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
- Xây dựng cho bản thân một thói quen ăn uống khoa học như ăn uống đúng giờ và đủ bữa. Khi ăn nên nhai chậm nhai kỹ để tránh gia tăng áp lực lên dạ dày. Cùng với đó, không nên ăn quá no, mà nên chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Sau khi ăn xong nên dành thời gian để nghỉ ngơi giúp dạ dày tập trung vào tiêu hóa thức ăn. Tuyệt đối không nên vận động mạnh hoặc làm việc trong vòng 30 phút sau bữa ăn.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi “trào ngược dạ dày ăn mì tôm được không?”. Mì tôm là loại thực phẩm gây ra rất nhiều tác hại cho đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày vì vậy người bệnh cần hết sức lưu ý. Ngoài ra, người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên áp dụng thực đơn mà chuyên gia đã tư vấn trong bài viết để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng