[Chuyên gia giải đáp] Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không?
Nội dung bài viết
Nhiều người thắc mắc xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không, bởi tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp hiệu quả trong việc phát hiện mầm mống ung thư từ sớm. Vậy liệu rằng xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không, GHV KSol mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Giọt nước mắt sau những vần thơ
- Góc tư vấn] Ung thư dạ dày có uống được sữa Ensure không?
- Tìm hiểu về ung thư dạ dày có lây qua đường ăn uống không?
- Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì và tránh ăn gì?
1. Đối tượng nào cần làm xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày?
Ung thư dạ dày là căn bệnh ngày càng phổ biến ở Việt Nam, xảy ra khi những tổn thương tiền ung thư không được chăm sóc cẩn thận và dứt điểm như: viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, trào ngược dạ dày… Bệnh ung thư dạ dày nếu không được phát hiện sớm sẽ đe dọa lớn tới tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày đó là tầm soát ung thư càng sớm càng tốt.
Những đối tượng sau đây nên chủ động tầm soát, làm xét nghiệm ung thư dạ dày sớm:
- Những người nghiện thuốc lá.
- Người độ tuổi trên 40, đặc biệt là nam giới.
- Người có thói quen ăn uống không đúng như ăn đồ chế biến sẵn, thực phẩm lên men, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, có thói quen ăn nhiều muối…
- Người có tiền sử gia đình từng có thành viên mắc ung thư dạ dày.
- Người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày mạn tính…
Bên cạnh đó, nếu thấy cơ thể có xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây bạn cũng cần đi thăm khám kiểm tra ngay:
- Cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Ợ nóng, luôn cảm thấy nóng rát trong bao tử, tức ngực và buồn nôn.
- Bị đau bụng với tần suất thường xuyên.
- Sụt cân nhanh do tình trạng chán ăn lâu dài.
- Bị đi ngoài ra máu.
2. Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không?
Khi xét nghiệm ung thư dạ dày, trong đó có xét nghiệm máu là danh mục khám thiết yếu trong quy trình tầm soát ung thư. Xét nghiệm máu có vai trò trong việc tìm ra các dấu ấn ung thư – là các loại protein đặc biệt do tế bào ung thư hay các hoocmon sinh ra.
Xét nghiệm máu có vai trò:
- Phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày khi kết hợp với các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác.
- Giúp theo dõi hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.
- Giúp phát hiện ung thư dạ dày tái phát.
Xét nghiệm máu tìm ra chỉ số chỉ điểm marker nào?
Mỗi loại bệnh ung thư sẽ có dấu ấn ung thư riêng. Đối với ung thư dạ dày, phương pháp xét nghiệm máu có thể chỉ ra các marker điển hình gồm: CA 72-4, CEA và CA 19-9. Nếu chỉ số của các marker tăng cao đột biến thì có thể nghi ngờ mắc ung thư dạ dày.
- CA 72-4: Là một trong những chỉ số cho dấu ấn ung thư dạ dày quan trọng, có giá trị trong tiên lượng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Ở người bình thường, định lượng CA 72-4 là ≤ 6 Ul/ ml.
- CEA: Là một glycoprotein có trong máu, thường được sử dụng như một marker ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Ở người trưởng thành, nồng độ CEA duy trì trong khoảng 0-5ng/ ml.
- CA 19-9: Đây cũng là một marker ung thư hữu ích trong chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày. Ở người bình thường chỉ số CA 19-9 là <37 Ul/ ml
Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không?
Cần khẳng định rằng, xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư ung thư dạ dày, vì có thể cho kết quả dương tính giả bởi máu có những chất tương đồng với khối u. Nồng độ của các chất chỉ điểm ung thư tăng cao có thể là do một số bệnh lý khác ngoài ung thư.
Điển hình như dấu ấn ung thư CA 72-4 có chỉ số tăng cao ở cả người bị xơ gan, nghiện thuốc lá, viêm tụy… chứ không chỉ ở người có nguy cơ bị ung thư dạ dày. Để có kết luận chính xác nhất có mắc bệnh hay không, bạn cần thực hiện thêm các phương pháp thăm khám chuyên sâu khác.
Như vậy, xét nghiệm máu không thể chẩn đoán chính xác kết quả về ung thư dạ dày. Nó chỉ có thể tìm ra dấu ấn ung thư để nghi ngờ sự tồn tại của tế bào ung thư. Vì vậy, nếu chỉ số xét nghiệm máu tăng bạn cũng đừng quá hoang mang, hãy bình tĩnh thực hiện các bước khám chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ.
3. Các phương pháp thăm khám chuyên sâu khác
Để có kết quả chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp thăm khám chuyên sâu, bao gồm:
- Nội soi dạ dày: Phương pháp này nhằm mục đích phát hiện những tổn thương tiền ung thư như viêm loét dạ dày, các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến… Và thông qua nội soi các bác sĩ cũng dễ quan sát hơn về những thay đổi của niêm mạc dạ dày.
- Siêu âm: Là phương pháp thăm khám hỗ trợ trong việc tầm soát ung thư dạ dày giúp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không đau và đảm bảo an toàn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này thường được chỉ định nếu có phát hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình nội soi, giúp đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày và đặc biệt là sự xâm lấn của khối u đến các khu vực lân cận trong cơ thể.
- Sinh thiết: Là một phương pháp chứng minh được có hay không sự tồn tại của tế bào ung thư. Mẫu sinh thiết sẽ được lấy trong quá trình nội soi, sau đó đem đi quan sát và phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả sinh thiết sẽ đánh giá tình trạng và xác định người bệnh có tế bào ác tính hay không
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không?”. Phát hiện ung thư giai đoạn sớm hết sức quan trọng, vì phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm không cần phải phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng