Tìm hiểu bệnh ung thư máu có di truyền không?
Nội dung bài viết
Ung thư máu là một trong những căn bệnh ác tính nguy hiểm với tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao. Mặc dù các chuyên gia y tế khẳng định các yếu tố môi trường là tác nhân chính dẫn đến ung thư máu nhưng vẫn còn không ít người thắc mắc ung thư máu có di truyền không. Trong bài viết sau GHV KSol sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc này.
Trong các bệnh lý ung thư thì ung thư máu là bệnh lý duy nhất không hình thành các khối u. Chính vì vậy việc điều trị bệnh lý này có phần phức tạp và khó khăn hơn nhiều bệnh ung thư khác. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu thì người bệnh hoàn toàn có thể hy vọng đạt được hiệu quả điều trị bệnh tích cực. Phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị bệnh hiện nay chỉ có thể giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống.
XEM THÊM:
- Người lính và sinh ra tử lần thứ 2 vì ung thư tuyến yên di căn xương
- [Trả lời câu hỏi] Chảy máu mũi có phải ung thư máu?
- Xét nghiệm ung thư máu và những thông tin cần biết
- Chế dộ dinh dưỡng cho người ung thư máu
1. Khái quát về bệnh ung thư máu
Trong những năm gần đây tỷ lệ người mắc bệnh ung thư máu dường như đang có dấu hiệu gia tăng. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ ai và thuộc mọi lứa tuổi khác nhau kể cả người lớn tuổi hay trẻ em.
Ung thư máu xảy ra do có sự tăng nhanh đột biến của các tế bào bạch cầu bên trong tủy xương. Khi bạch cầu phát triển quá nhanh và mạnh mẽ chúng sẽ “ăn” hồng cầu khiến cho người bệnh bị thiếu máu. Điều này dẫn đến cơ thể người bệnh suy giảm khả năng miễn dịch, không còn khả năng chống nhiễm trùng hoặc không thể kiểm soát được dòng máu và lượng oxy trong cơ thể.
Ung thư máu hiện nay được chia là 3 nhóm bệnh chính đó là:
– Bệnh bạch cầu: hay còn được gọi là bệnh máu trắng. Đây là dạng ung thư ở các mô tạo máu của cơ thể bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết.
– Bệnh ung thư hạch bạch huyết: là tình trạng các tế bào trong hệ bạch huyết phát triển một cách bất thường và di căn đến nhiều các cơ quan khác.
– Đa u tủy: liên quan đến tế bào plasma vốn có vai trò hỗ trợ chống nhiễm trùng phát triển một cách bất thường gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể.
Cho đến nay nguyên nhân ung thư máu vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên những yếu tố sau được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Thói quen hút thuốc lá, nghiện các chất kích thích chẳng hạn như rượu, bia….
– Chịu ảnh hưởng hoặc phơi nhiễm bức xạ ion hóa chẳng hạn như chất phóng xạ tia X – quang…
– Phơi nhiễm hóa chất công nghiệp như Benzen, Formaldehyde, hoặc các hóa chất nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…
– Những đối tượng từng có tiền sử điều trị các bệnh lý ung thư khác bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.
– Những người lớn tuổi, người mắc các dị tật bẩm sinh như Down, rối loạn tủy… đều có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn người bình thường.
Giống như nhiều bệnh lý ung thư khác các triệu chứng của ung thư máu thường không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ khi các tế bào ung thư đã phát triển tương đối mạnh, ảnh hưởng đến một số cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể bệnh nhân mới xuất hiện các triệu chứng như:
– Thường xuyên có các đốm đỏ, vết bầm tím dưới da không rõ nguyên nhân.
– Đau xương khớp.
– Sưng hoặc nổi các hạch bạch huyết.
– Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
– Da xanh xao, nhợt nhạt trông luôn thiếu sức sống.
– Ăn không ngon miệng, chán ăn, giảm cân đột ngột.
– Chảy máu cam thường xuyên, liên tục.
– Cảm cúm, ốm lâu khỏi, sốt cao thường xuyên.
Khi nhận thấy mình có những triệu chứng này người bệnh nên nhanh chóng thăm khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán được chính xác tình trạng của mình. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng do đó chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan trước những triệu chứng bất thường này.
2. Bệnh ung thư máu có di truyền không?
Các yếu tố môi trường được coi là tác nhân chính dẫn đến ung thư máu. Vậy nhưng vẫn có những trường hợp mắc bệnh lý này là do di truyền. Tuy nhiên theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư máu do di truyền là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng số bệnh nhân bị ung thư máu.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư máu một phần là bởi những đột biến DNA xảy ra ở các tế bào của tủy xương. DNA có tính di truyền nên khi thế hệ trước bị đột biến thì nguy cơ thế hệ sau bị bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra. Một số dạng đột biến gen dẫn đến ung thư máu thường gặp là:
- Đột biến CEBPA: Đây là dạng đột biến khiến cho số lượng bạch cầu và hồng cầu đều suy giảm và khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, thường xuyên mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
- Đột biến ĐX41: Loại đột biến gen này khiến khả năng ức chế khối u bị gián đoạn và những người mắc phải chứng đột biến gen này sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu – một dạng của ung thư máu cao hơn người bình thường.
- Đột biến gen RUNX1: Khi bị dạng đột biến gen này cơ thể của người bệnh sẽ bị giảm mạnh lượng tiểu cầu làm rối loạn quá trình đông máu. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Đây là những đột biến gen có thể di truyền và khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư máu cao khi gia đình có người mắc phải một trong những dạng đột biến này. Bên cạnh đó một số rối loạn di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Chẳng hạn như: Mắc hội chứng Down, Li-Fraumeni, Bloom, chứng thất điều – giãn mạch….
Mặc dù ung thư máu có tính di truyền, nhưng bạn không nên quá lo lắng bởi trên thực tế nhiều người mặc dù có các yếu tố nguy cơ nhưng không hề phát triển thành bệnh.
3. Bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu?
Bên cạnh vấn đề ung thư máu có di truyền không thì vấn đề bệnh nhân ung thư máu sống được bao lâu cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia y tế thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu sẽ dựa vào những yếu tố như: Dạng bệnh ung thư máu, thời gian phát hiện và điều trị bệnh, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp điều trị bệnh… Dưới đây là tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu theo từng loại và bệnh nhân có thể tham khảo.
– Đối với bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính: Bệnh nhân được tiên lượng thời gian sống khoảng 8 năm nếu phát hiện và chữa bệnh ở giai đoạn đầu, 5 năm giai đoạn giữa và gần 4 năm ở giai đoạn cuối.
– Đối với bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: Tiên lượng thời gian sống không quá cao, chỉ có khoảng 20 – 40% bệnh nhân có thể sống ít nhất 5 năm nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm.
– Đối với bệnh bạch cầu lympho mạn tính: Thời gian sống có thể từ 10 – 20 năm nếu chỉ ảnh hưởng đến tế bào B và tuổi thọ giảm dần nếu bệnh ảnh hưởng đến tế bào T.
– Đối với bệnh lympho bạch cầu cấp tính: Tiên lượng thời gian sống rất thấp chỉ khoảng 4 tháng. Tuy nhiên phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì khả năng khỏi bệnh lại rất cao. Ở trẻ em tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 80% và ở người lớn là 40%.
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư máu chỉ có tính chất tương đối và có thể thay đổi do phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi vậy bệnh nhân không nên quá tuyệt vọng khi tiên lượng không tích cực. Điều quan trọng là bệnh nhân cần giữ cho mình thái độ lạc quan và tích cực để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
4. Phòng tránh ung thư máu bằng cách nào?
Ung thư máu có di truyền không đã được giải đáp trên đây. Đây là căn bệnh nguy hiểm, chúng ta không nên chủ quan mà hãy phòng tránh bằng những biện pháp thiết thực ngay từ bây giờ. Cụ thể như sau:
4.1. Tập thể dục thường xuyên và đều đặn
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi. Cải thiện sức khỏe tốt hơn nhằm phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nên lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe, độ tuổi. Khi luyện tập nên tập vừa sức, không tập với cường độ quá cao dễ gây tổn thương đến xương khớp.
4.2. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một trong những bí quyết để sống khỏe và ngăn ngừa ung thư máu. Các bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống như sau:
- Tích cực sử dụng các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
- Bổ sung vào thực đơn những thực phẩm phòng ngừa ung thư máu như cà rốt, nấm, quả bơ, lòng đỏ trứng gà, trà xanh, tỏi, đu đủ…
- Uống đủ mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước, bao gồm nước lọc, nước canh, nước ép rau củ quả có lợi cho sức khỏe.
- Hạn chế các thực phẩm gây hại như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm muối chua, đồ ăn nhanh…
- Nói không với thuốc lá, rượu bia, nước uống có gas, nước ngọt đóng chai…
4.3. Tránh tiếp xúc hóa chất, bức xạ
Mọi người cần tránh tiếp xúc với hóa chất, bức xạ để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe và phòng ngừa ung thư máu. Cụ thể như sau:
- Chỉ sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử khi thực sự cần thiết.
- Cần trang bị kỹ lưỡng các thiết bị bảo hộ khi làm việc trong môi trường hóa chất độc hại.
- Cân nhắc kỹ trước khi điều trị bệnh hay chăm sóc da bằng những phương pháp có sử dụng bức xạ.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh ung thư máu có di truyền không mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin này bạn đọc sẽ hiểu đúng hơn về bệnh và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng tránh bệnh được hiệu quả hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC 14 – BỨC THƯ GỬI CON TRAI MẮC UNG THƯ CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng