[Giải đáp] Chảy máu dạ dày kiêng ăn gì để hỗ trợ giảm bệnh hiệu quả?

Chảy máu dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì là sự quan tâm của những người đang mắc phải tình trạng này. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu quả cho các phác đồ điều trị chuyên sâu từ bác sĩ. Vì vậy, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu chảy máu dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì trong bài viết này nhé!

Xem thêm:

1. Chảy máu dạ dày là bệnh gì?

Theo kiến thức y khoa, chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày) là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu từ mạch máu trong ống tiêu hoá. Người bệnh thường có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi vệ sinh ra máu, đe dọa đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đây là một trong nghiêm trọng cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt để không gây nguy hiểm đến tính mạng.

chay-mau-da-day-kieng-an-gi
Chảy máu dạ dày là tình trạng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu dạ dày có thể kể đến như: bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp, thoát vị hoành, chảy máu do rối loạn đông máu…

Những dấu hiệu khi bị chảy máu dạ dày điển hình như: đau vùng thượng vị dạ dày, thay đổi sắc tố da, đi đại tiện ra phân đen, cơ thể thiếu máu, nôn ra máu…

Chế độ ăn uống có yếu tố tác động trực tiếp đến các nguyên nhân gây ra bệnh và sự phục hồi sau khi điều trị. Do đó, người bệnh cần phải hạn chế ăn những thực phẩm có hại cho dạ dày và tăng cường bổ sung những thực phẩm có lợi. 

2. Chảy máu dạ dày kiêng ăn gì?

Người bị chảy máu dạ dày nên tránh những món ăn dễ gây kích ứng, làm cản trở quá trình điều trị bệnh của mình. Nếu chủ quan không áp dụng chế độ ăn lành mạnh, các ổ viêm loét dạ dày có thể bị kích ứng nhanh hơn, lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc dạ dày và tiến triển thành những biến chứng nặng nề hơn. 

Dưới đây là những nhóm thực phẩm người bị chảy máu dạ dày nên kiêng ăn:

Chảy máu dạ dày kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm khó tiêu hoá

Khi bị xuất huyết, dạ dày của người bệnh sẽ không còn khả năng co bóp hiệu quả như người bình thường. Lúc này, những món ăn khô, cứng và khó tiêu hoá sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây đau đớn, buồn nôn và nôn.

Không những vậy, các mảnh thức ăn khô cứng cũng có thể chà xát vào ổ viêm, khiến cho người bệnh lâu khỏi hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên tránh các món ăn như bánh mì sấy, hoa quả sấy khô…

Kiêng thực phẩm có tính acid cao

Người bị xuất huyết dạ dày nên tránh các món ăn có dư lượng axit cao như: cà muối, dưa muối, giấm, thịt cá ướp muối… Tất cả những thực phẩm này đều không tốt cho dạ dày của bạn, đặc biệt là khi đang bị chảy máu dạ dày. Việc phát sinh nhiều axit trong dạ dày sẽ dễ làm bào mòn thành dạ dày, gây loét, viêm và làm bệnh trở lên trầm trọng thêm.

chay-mau-da-day-kieng-an-gi-3
Người bị chảy máu dạ dày kiêng ăn gì – Nên kiêng những thực phẩm muối chua

Xem thêm >>> Chi phí xạ trị ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?

Chảy máu dạ dày kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những món ăn chế biến chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và làm chậm quá trình chữa lành vết thương ở niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh bị chảy máu dạ dày tốt nhất chỉ nên sử dụng các món ăn chế biến đơn giản và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như luộc, hấp… và không dùng quá nhiều gia vị.

Chảy máu dạ dày kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm chế biến sẵn

Nếu lạm dụng những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ hộp, mì tôm… thì sẽ khiến dạ dày bị kích ứng và làm chậm quá trình điều trị vì chúng chứa nhiều chất bảo quản. Không những vậy, nếu dùng những thực phẩm trên bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hoá như béo phì, táo bón, thừa cân…

Chảy máu dạ dày kiêng ăn gì? Kiêng các đồ uống có ga và chất kích thích

Các loại nước ngọt có ga, đồ uống chứa cồn, cà phê… đều là những sản phẩm khiến cho dạ dày của bạn rất dễ bị kích ứng, tăng tiết axit dịch vị nhiều hơn và bào mòn niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, đây được xem là những thực phẩm có hại, người bị chảy máu dạ dày cần tuyệt đối tránh xa để đảm bảo cho quá trình điều trị phục hồi nhanh chóng. 

3. Bị chảy máu dạ dày nên ăn gì?

Thực tế, không có chế độ ăn uống cụ thể nào có khả năng điều trị bệnh chảy máu dạ dày. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp người bệnh chữa lành tổn thương, cải thiện được những triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. 

Người bị chảy máu dạ dày nên ăn gì cũng là điều nhiều người quan tâm, dưới đây là 2 nhóm thực phẩm mà người xuất huyết dạ dày nên ăn:

Nhóm thực phẩm chống viêm

Trà xanh, rau củ và các loại trái cây có thể giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Thành phần dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm chống viêm sẽ giúp cho cơ thể tránh làm tổn thương tế bào bằng cách ức chế sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể. 

Các loại thực phẩm nằm trong nhóm chống viêm bao gồm: 

Củ dền

Trong chủ dền đỏ chứa chất sắt, magie, kali… hết sức dồi dào nên rất có lợi cho quá trình phục hồi và chống viêm cho người bị chảy máu dạ dày. Để giữ được tối đa các chất dinh dưỡng trong củ dền và hạn chế làm vết thương bị kích ứng viêm nhiễm, bạn nên chế biến củ dền bằng cách luộc hoặc nấu súp.

Khoai lang

Khoai lang là một thực phẩm chứa nhiều tinh bột, có hàm lượng beta – carotene cao – hoạt chất rất có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa trong khoai lang có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus, Bifidobacterium… Do đó, bổ sung thực phẩm này rất có lợi cho người bị xuất huyết dạ dày.

Quả bơ

Trong quả bơ có chứa hàm lượng carbohydrate và omega-3 rất cao, giúp cơ thể người bị chảy máu dạ dày có nguồn năng lượng dồi dào, từ đó đẩy nhanh phục hồi các vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày.

Các loại cá

Thịt cá có chứa nhiều loại khoáng chất có lợi, có khả năng kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu, tăng cường lưu thông máu để bù lại phần máu đã mất cho người bị chảy máu dạ dày.

Đu đủ

Trong đu đủ chín có chứa nhiều enzym có lợi như chymopapain, papain… và hàm lượng vitamin, các chất chống oxy hóa cao. Những chất này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh mẽ và giúp người bị xuất huyết dạ dày đẩy nhanh quá trình tái tạo mô và làm lành ổ loét.

Các loại rau xanh

Các loại rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, trung hòa dịch vị và làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Đồng thời, ăn nhiều rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Ngoài những thực phẩm kể trên, người bị chảy máu dạ dày có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm khác có lợi cho sức khoẻ như: chuối, bí đỏ, các loại ngũ cốc, nước ép bắp cải, trà hoa cúc, mật ong và cam thảo…

Nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị tổn thương ở dạ dày

Hai loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị các tổn thương ở dạ dày đó là sữa chua và bông cải xanh:

Có nghiên cứu cho rằng, thường xuyên ăn sữa chua kết hợp với thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị, sẽ có khả năng loại bỏ nhiễm trùng hiệu quả hơn những người chỉ điều trị bằng thuốc kháng sinh đơn thuần. Nhờ vậy mà tốc độ chữa lành tổn thương của người ăn sữa chua lên men cũng nhanh hơn người không hoặc ít sử dụng sữa chua. 

Bông cải xanh là một thực phẩm chứa một hoá chất tự nhiên đó là sulforaphane, hoá chất này có đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Đồng thời, trong bông cải xanh cũng chứa chất chống oxy hoá để bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Do đó, ăn bông cải xanh thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng hoặc giảm nguy cơ bị tổn thương ở dạ dày.

chay-mau-da-day-kieng-an-gi-2
Người bị chảy máu dạ dày nên ăn sữa chua trong quá trình điều trị và hồi phục

Xem thêm >>> Điều trị ung thư dạ dày bằng thuốc nam có thật sự hiệu quả?

3. Những nguyên tắc giúp tình trạng chảy máu dạ dày nhanh phục hồi

Dạ dày là cơ quan tiếp nhận mọi loại thức ăn, đồ uống mà bạn đưa vào trong cơ thể. Bởi vậy, cách ăn uống của bạn có tác động trực tiếp đến sức khoẻ và “tuổi thọ” của dạ dày. 

Ngoài những thực phẩm chảy máu dạ dày nên kiêng ăn và nên ăn thì những nguyên tắc điều chỉnh dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng chữa lành được những tổn thương do bệnh chảy máu dạ dày gây ra.  

Ăn ít một, chia làm nhiều bữa

Thay vì tiêu thụ nhiều đồ ăn trong 3 bữa chính, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của mình, có thể khoảng 5 – 6 lần trong một ngày. Điều này sẽ giúp dạ dày của bạn hạn chế sản xuất axit và tránh những tổn thương nặng nề hơn. 

Kiểm soát cân nặng hợp lý

Thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển những triệu chứng tổn thương do chảy máu dạ dày. Do đó, việc kiểm soát cân nặng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục đều đặn là rất cần thiết để bạn có thể nhanh chóng hồi phục sau quá trình điều trị chảy máu dạ dày.

Tránh căng thẳng, stress

Thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, tâm lý sẽ kích hoạt quá trình sản xuất axit dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm hoặc tổn thương ở dạ dày. Chính vì vậy, người bị chảy máu dạ dày hoặc gặp những bất thường ở bộ phận này cần giảm thiểu tối đa những việc đối mặt với những tình huống căng thẳng. 

chay-mau-da-day-kieng-an-gi-1
Tránh tâm lý căng thẳng sẽ giúp giảm được những tổn thương ở niêm mạc dạ dày

Xem thêm >>> Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Kiểm tra các thành phần trong các loại thuốc không kê đơn đang sử dụng

Bạn thường xuyên sử dụng các loại thuốc không kê đơn, sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương lên niêm mạc dạ dày. Nếu dùng trong thời gian dài, những tổn thương này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng.

Một số nguyên tắc khác giúp cải thiện chảy máu dạ dày

  • Chế biến món ăn dạng loãng, mềm, dễ nuốt.
  • Căn bằng thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Không nên để bụng quá no hoặc quá đói.
  • Sau khi ăn xong bạn không nên nằm, làm việc, tập thể dục hoặc vận động quá mạnh.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm sống để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được diễn biến bệnh và có những điều chỉnh kịp thời, giúp theo dõi tốc độ hồi phục và khả năng thích ứng của cơ thể với chế độ ăn uống mà bạn đang áp dụng.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức về người bị chảy máu dạ dày kiêng ăn gì, nên ăn gì và những nguyên tắc trong ăn uống. Bạn hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL