Chảy máu dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Nội dung bài viết
Chảy máu dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm xảy ra tại cơ quan tiêu hoá trọng yếu của cơ thể. Tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao do cuộc sống, công việc khiến con người quên mất mình đang có những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chứng bệnh này cần được kiểm soát và điều trị sớm nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh chảy máu dạ dày qua bài viết dưới đây của GHV KSol.
Xem thêm:
- Chảy máu dạ dày nên ăn gì không nên ăn gì
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
1. Chảy máu dạ dày là gì?
Chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày) là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày khiến người bệnh nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Chảy máu dạ dày là biến chứng cấp tính nguy hiểm của các bệnh lý liên quan đến dạ dày hoặc đường ruột. Đôi khi xuất huyết cũng do tác hại sử dụng bia rượu, chất kích thích trong thời gian dài.
Thường tỷ lệ bị chảy máu dạ dày ở nam giới cao hơn nữ giới và nằm trong độ tuổi từ 20 – 50. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, trẻ bị xuất huyết dạ dày thường do virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh.
Mức độ của tình trạng chảy máu dạ dày tuỳ thuộc vào từng trường hợp và nguyên nhân gây ra bệnh. Những tình huống bị xuất huyết nhiều có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, hoặc có nguy cơ gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Xem thêm >>> Giải đáp từ chuyên gia: Ung thư dạ dày có nên mổ không?
2. Nguyên nhân gây chảy máu dạ dày
Nắm được những nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu dạ dày, sẽ tìm được cách để phòng bệnh hiệu quả. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Chảy máu dạ dày do loét dạ dày tá tràng
Tình trạng chảy máu chủ yếu là do loét vào mạch máu, các ổ loét non thường gây chảy máu mao mạch, do đó số lượng máu thường ít và tự cầm. Các ổ loét sâu nhất là trong loét xơ chai, loét vào các động mạch và khả năng co mạch bị hạn chế nên thường làm máu chảy ồ ạt và khó cầm.
Chảy máu dạ dày do ung thư dạ dày
Những người bệnh ung thư dạ dày thường gặp phải hiện tượng loét và chảy máu từ các mạch máu tân sinh, nên chảy máu dai dẳng và đôi khi khó cầm. Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày hiện chưa được xác định chính xác, nhưng có một số yếu tố nguy cơ như: vi khuẩn HP, chế độ ăn uống thiếu khoa học, yếu tố di truyền…
Viêm dạ dày
Có khoảng 20 – 30% trường hợp xuất huyết dạ dày là do viêm dạ dày. Bệnh này gồm 2 thể là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Bạn nên thăm khám và điều trị để tránh tình trạng xuất huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Các nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp, bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc gây hại: Trường hợp này gặp nhiều nhất là do các loại thuốc như Aspirin, corticoid, A.I.N.S gây viêm loét trực tiếp hoặc qua cơ chế kém bảo vệ và tăng tiết HCl.
- Viêm dạ dày cấp do bia rượu: Những tác động trực tiếp của rượu lên niêm mạc dạ dày sẽ làm dạ dày viêm phù nề xuất tiết và xuất huyết.
- Viêm dạ dày trong hội chứng urê máu cao: tình trạng này xảy ra do viêm niêm mạc dạ dày và tăng tính thấm mao mạch.
- Loét cấp dạ dày do stress: Có nghiên cứu chỉ ra rằng, có 20 – 30% trường hợp stress nặng bị chảy máu dạ dày, trong đó có 10% là chảy máu nặng do tăng tiết HCl và giảm yếu tố bảo vệ cấp.
- Viêm dạ dày cấp có thể gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp như cúm, viêm phổi, bạch hầu, thương hàn…
- Viêm dạ dày trong hội chứng Sholein- Henoch: Do viêm mao mạch bị dị ứng.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Động mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan, tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan trong cơ thể về lại tim. Tĩnh mạch cửa là cơ quan vận chuyển máu đến dạ dày, ruột non, ruột già, gan, lách, tuyến tụy. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng huyết áp ở tĩnh mạch cửa cao hơn so với bình thường và có thể gây ra các biến chứng xuất huyết tiêu hoá do bị vỡ tĩnh mạch thực quản.
Polyp dạ dày tá tràng
Polyp dạ dày tá tràng có thể gây chảy máu dạ dày, thường máu sẽ chảy thành từng đợt hoặc trong phân có lẫn máu. Bệnh được chẩn đoán chính xác sau khi sử dụng phương pháp nội soi hoặc chụp baryt.
Chảy máu trong bệnh Dieulafoy
Nguyên nhân chảy máu dạ dày trong bệnh Dieulafoy thường hiếm gặp hơn so với các nguyên nhân kể trên. Tuy nhiên, bệnh này có thể gây xuất huyết dạ dày ồ ạt và rất dễ tái phát.
Chảy máu do bệnh về máu (rối loạn đông máu – cầm máu)
Một số bệnh về rối loạn đông máu, cầm máu cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu dạ dày như:
- Sốt xuất huyết: xảy ra do lượng tiểu cầu bị giảm và thành mạch bị tổn thương.
- Suy tuỷ: do giảm tiểu cầu trong cơ thể.
- Suy gan nặng: do giảm lượng prothrombin và các yếu tố đông máu khác.
- Leucémie: do giảm tiểu cầu về cả số lượng và chất lượng kết dính tiểu cầu, và gia tăng hệ thống kháng đông.
- Dùng các loại thuốc kháng đông, kháng vitamin K: do giảm các yếu tố đông máu.
- Xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm yếu tố VIII, IX và XI trong Hemophilia.
Xem thêm >>> Triệu chứng, cách chữa trị ung thư dạ dày giai đoạn 3
3. Dấu hiệu cảnh báo chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày nếu không có biện pháp xử trí kịp thời, có thể dẫn đến tử vong cao. Chính vì vậy, bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo để bảo vệ sức khoẻ và tính mạng của chính mình. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo tình trạng chảy máu dạ dày:
Thay đổi sắc tố da
Khi dạ dày yếu, không thể chuyển hoá được các chất dinh dưỡng sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, không có sức sống. Đây được xem là biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết nhất.
Đau vùng thượng vị dạ dày
Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày rồi lan rộng khắp vùng bụng. Người bệnh có thể gặp các cơn đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, mặt tái nhợt, vã mồ hôi lạnh…
Buồn nôn, nôn ra máu
Nôn ra máu là dấu hiệu chảy máu dạ dày cơ bản, hầu như người bệnh nào cũng có biểu hiện này. Đồng thời, người bệnh sẽ có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, cảm giác có mùi tanh lợm ở miệng. Hơn nữa, người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen, trong máu có thể có lẫn thức ăn hoặc có thể nôn ra thức ăn rồi mới trào ra máu.
Nôn ra máu là dấu hiệu chảy máu dạ dày hết sức nguy hiểm. Nếu tình trạng nôn ra máu nặng, người bệnh có thể bị mất máu nhiều và đe dọa đến tính mạng. Do đó, trong trường hợp này người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để cầm máu và tránh nguy hiểm khó lường.
Đi ngoài ra phân đen
Người bệnh có thể đi ra ngoài ra phân có màu đen như màu bã cà phê, sền sệt và có mùi thối rất khó chịu. Lượng phân càng nhiều và càng có màu đen sậm thì cảnh báo tình trạng chảy máu dạ dày đang trong giai đoạn nặng.
Cơ thể thiếu máu
Thường xuyên nôn ra máu và đi ngoài ra máu nhiều hoặc kéo dài, sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu dẫn đến các biểu hiện như: choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, vã mồ hôi hột…
Khi thấy một trong các dấu hiệu chảy máu dạ dày kể trên, người bệnh nên nhập viện càng sớm càng tốt để kiểm tra tình trạng bệnh và tiến hành cầm máu nhanh chóng. Lưu ý tuyệt đối không tự điều trị tại nhà mà không có ý kiến chỉ định từ bác sĩ vì nếu để lâu có thể tử vong do mất máu quá nhiều.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày phải kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
4. Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?
Chảy máu dạ dày là biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm của các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Khi ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng và những thay đổi trong cơ thể không thể hiện rõ, tuy nhiên nó có thể khiến bạn gặp phải nguy cơ thiếu máu.
Đến khi tình trạng chảy máu dạ dày trở nặng, người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mạch yếu dần đi, ngất xỉu, chân tay trở nên lạnh ngắt… Trong trường hợp này, nếu không được xử lý kịp thời, sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Để xác định được chính xác tình trạng sức khoẻ, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
5. Chảy máu dạ dày có chữa được không?
Có rất nhiều người lo lắng rằng không biết tình trạng chảy máu dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn được không. Tình trạng này hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt và chữa khỏi dứt điểm nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm (cấp tính) và điều trị theo phác đồ chuyên sâu, cùng lối sống khoa học trong và sau thời gian điều trị.
Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ cần điều trị tình trạng xuất huyết dạ dày trong thời gian lâu hơn. Hơn nữa, nếu không được điều trị dứt điểm từ lần đầu sẽ có nguy cơ bị tái đi tái lại nhiều lần trong năm, lâu dần chuyển sang tình trạng mãn tính. Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là việc làm hoàn toàn cần thiết nếu bạn muốn bảo vệ sức khoẻ của mình một cách tốt nhất.
6. Biện pháp chẩn đoán tình trạng chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày cần được chẩn đoán một cách chính xác nhất có thể trước khi điều trị bệnh. Đặc biệt, bác sĩ cần xác định được rõ nguyên nhân nào gây ra tình trạng chảy máu, vùng chảy máu cũng như mức độ tổn thương để có kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Các biện pháp chẩn đoán chảy máu dạ dày được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm:
- Khám lâm sàng: Ở bước này bác sĩ tiến hành thăm hỏi tình trạng bệnh, khai thác tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và gia đình. Đồng thời, thực hiện dự đoán các khả năng của chảy máu dạ dày thông qua các biểu hiện lâm sàng mà người bệnh đang gặp phải.
- Nội soi dạ dày: Nội soi là phương pháp không thể thiếu trong tiến trình kiểm tra chảy máu dạ dày. Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ xác định được vị trí bị chảy máu và tiến hành xử lý ngay.
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này nhằm xét nghiệm công thức máu, từ đó hỗ trợ tìm được nguyên nhân gây xuất huyết có phải do tính chất máu hay không.
- Đặt sonde dạ dày: Phương pháp này sử dụng ống thông từ mũi xuống vùng dạ dày để rửa dạ dày. Chúng có thể xác định được bạn đang bị xuất huyết đường tiêu hóa trên hay dưới.
- Mở bụng: Nếu những biện pháp chẩn đoán trên không cho kết quả tốt, phương án cuối cùng có thể thực hiện đó là mở bụng để thăm dò. Bác sĩ có thể xác định rõ vùng đang bị chảy máu và cầm máu ngay trong quá trình điều trị.
Mục đích của việc thăm khám để bác sĩ chẩn đoán là xác định rõ vị trí chảy máu, nguyên nhân gây và mức độ chảy máu. Đồng thời, dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra những tiên lượng về diễn biến của bệnh, cũng như đưa ra phương án chữa trị phù hợp nhất.
Xem thêm >>> Những lưu ý khi bị ung thư dạ dày người bệnh không nên bỏ qua
7. Phương pháp điều trị chảy máu dạ dày
Sau khi đã được chẩn đoán chính xác về vị trí, nguyên nhân gây chảy máu ở dạ dày và mức độ tổn thương tại dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp. Chảy máu dạ dày cấp tính cần được điều trị ngay, bồi hoàn thể tích máu, hồi sức cơ thể.
Điều trị chảy máu dạ dày theo y học hiện đại
Y học phát triển như ngày nay thì việc điều trị xuất huyết bao tử đã trở nên rất dễ dàng và đơn giản. Có nhiều phương pháp chữa trị bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân, chúng sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của từng người.
Điều trị chảy máu dạ dày bằng nội khoa
Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc để uống trực tiếp giúp giảm các triệu chứng xuất huyết như:
- Dạ dày đang chảy máu có thể sẽ tiêm các loại thuốc như: Ranitidine, Cimetidin Famotidine…
- Thuốc kháng H2 và nhóm thuốc ức chế Proton: Nizatidine, Cimetidin, Rabitidin…
- Nhóm thuốc trung hòa axit và kháng axit trong dạ dày để phòng ngừa các phản ứng viêm xảy ra.
Điều trị chảy máu dạ dày bằng ngoại khoa
Nội soi dạ dày
Nội soi được dùng trong việc chẩn đoán bệnh và điều trị xuất huyết dạ dày. Nếu người bệnh đã được rửa dạ dày nhưng máu vẫn chảy, bác sĩ sẽ dùng đầu điện, chất cầm máu dạng xịt, kim chích cầm máu, kẹp cầm máu, tia laser… để áp dụng nội soi tại chỗ nhằm giảm lượng máu tiết ra.
Phương pháp mổ hở
Trong trường hợp người bệnh bị chảy máu dạ dày nặng, máu chảy ồ ạt và có tiên lượng tử vong cao bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở. Phương pháp này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, thực hiện mổ và cầm máu trực tiếp để máu không chảy nữa.
Phương pháp điều trị theo y học hiện đại có thể mang lại hiệu quả điều trị xuất huyết dạ dày một cách nhanh chóng, đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Tuy nhiên, cách chữa này cũng sẽ tồn tại một số nguy hiểm như: tác dụng phụ khi dùng thuốc, có thể gặp nguy hiểm trong quá trình thực hiện phẫu thuật, đặc biệt là đối với chị em chảy máu dạ dày khi mang thai. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc lựa chọn những đơn vị khám và điều trị uy tín để đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm >>> Bị ung thư dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?
Điều trị chảy máu dạ dày theo dân gian
Đối với trường hợp chảy máu dạ dày nhẹ, người bệnh có thể áp dụng ngay các biện pháp dân gian trong điều trị bệnh. Các bài thuốc dân gian sử dụng dược liệu dân gian rất an toàn và dễ áp dụng.
Chữa chảy máu dạ dày từ củ nghệ
Người bệnh có thể dùng nghệ kết hợp mật ong để điều trị bệnh.
Cách dùng:
- Lấy củ nghệ tươi, phơi khô, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn cùng với sắn dây, chuối non.
- Sử dụng 3 muỗng hỗn hợp đó pha cùng một thìa mật ong trong nước ấm.
- Mỗi ngày uống 3 lần, sẽ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh.
Chữa chảy máu dạ dày từ củ gừng tươi
Gừng cũng được sử dụng là một vị dược liệu dân gian giúp kiểm soát chứng chảy máu dạ dày hiệu quả:
Cách dùng:
- Chuẩn bị 1 củ gừng, đem rửa sạch, sau đó băm nhuyễn và nấu cùng với khoảng 300ml nước.
- Lọc bỏ phần bã gừng, chắt nước ra và cho thêm 2 thìa mật ong nguyên chất vào nước.
- Nên sử dụng nước gừng để uống 3 lần/ngày để làm giảm nhẹ các triệu chứng do chảy máu dạ dày gây ra.
Chữa chảy máu dạ dày từ nha đam
Nha đạm cũng là một trong những cách dân gian chữa xuất huyết dạ dày rất tốt.
Cách dùng:
- Lấy phần gel màu trong suốt của nha đam và rửa với nước muối pha loãng.
- Sau đó lấy đem xay nhuyễn để lấy được tinh chất nha đam.
- Người bị xuất huyết dạ dày sử dụng 1 cốc nước nha đam trước bữa ăn chính khoảng 30 phút để chúng tạo lớp màng gel bảo vệ niêm mạc.
Với những bài thuốc dân gian điều trị chảy máu dạ dày có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế những phác đồ điều trị khoa học. Do đó, người bệnh cần thăm khám cẩn thận, hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề kết hợp điều trị mẹo dân gian trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
8. Phòng ngừa xuất huyết dạ dày hiệu quả
Để phòng ngừa chảy máu dạ dày, bạn nên thực hiện những cách đơn giản sau:
- Phòng tránh các bệnh lý về dạ dày bằng cách thăm khám định kỳ, điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách ăn chín, uống sôi, ăn không quá no và cũng không bỏ bữa. Đồng thời, hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
- Tránh sử dụng nhiều rượu bia, các đồ uống có cồn khác và các chất kích thích.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
- Nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn với cường độ hợp lý.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về tình trạng chảy máu dạ dày. Hãy thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL