Hội chứng thận hư nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Nội dung bài viết
Hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì chế độ dinh dưỡng đối với người bị bệnh này rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Bài viết này GHV KSOL sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “hội chứng thận hư nên ăn gì?“.
Xem thêm:
- Lời tâm sự đầu xuân 2019 của bệnh nhân vượt qua ung thư phổi tại Vĩnh Phúc
- hội chứng thận hư kháng thuốc
- dấu hiệu hội chứng thận hư ở trẻ em
- [Mách bạn] Bệnh nhân ung thư thận nên ăn gì và kiêng gì?
1. Tổng quan về hội chứng thận hư
1.1. Hội chứng thận hư là gì?
Hội chứng thận hư là tình trạng mất protein qua nước tiểu > 3 g protein / ngày do tổn thương cầu thận kèm theo phù và giảm albumin máu. bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em và do cả nguyên nhân nguyên phát và thứ phát.
1.2. Nguyên nhân hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư được chia làm hai nhóm theo nguyên nhân gây bệnh, đó là hội chứng thận hư nguyên phát – có nguyên nhân là các bệnh lý cầu thận nguyên phát; và hội chứng thận hư thứ phát- có nguyên nhân là các bệnh lý khác như bệnh chuyển hóa (đái tháo đường), bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch..), bệnh lý ác tính, các nguyên nhân gây nhiễm trùng, ký sinh trùng hoặc sau dùng một số thuốc hay hóa chất độc.
Ở người lớn, khoảng 80% viêm cầu thận chưa rõ nguyên nhân và hầu hết còn lại kết hợp với bệnh hệ thống, đặc biệt lupus ban đỏ, đái tháo đường và thận dạng bột.
1.3. Triệu chứng của hội chứng thận hư
Phù
Ở thể điển hình thì triệu chứng lâm sàng chủ yếu là phù. Phù tăng nhanh trong vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh nhân có thể phù mặt, đặc biệt là mi mắt rồi xuống chi dưới, bụng và bộ phận sinh dục. Ở người lớn cân nặng có thể tăng tới 20-30kg. Phù thường biểu hiện rõ ở vùng thấp của cơ thể, ấn vào vùng phù có cảm giác mềm, lõm và không đau.
Có thể có dịch trong ổ bụng, màng phổi một bên hoặc hai bên. Trường hợp phù nhiều có thể có cả dịch ở màng ngoài tim.
Đái ít
Nước tiểu thường dưới 500ml/ngày, có khi chỉ còn khoảng 200-300ml nếu phù lớn.
Mệt mỏi
Người bệnh thấy mệt mỏi, chán ăn, có thể tăng huyết áp kèm theo.
1.4. Phương pháp điều trị hội chứng thận hư
Mục tiêu là bù lại khối lượng tuần hoàn bằng cách tăng protein trong thức ăn , tăng calorie, hạn chế muối và nước. Trường hợp nặng có thể truyền plasma, các dung dịch keo và albumin.
Chỉ sử dụng lợi tiểu khi đã có bù protein và bệnh nhân không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn. Đặc biệt phải hạn chế muối và nước khi có phù nhiều.
– Sử dụng Corticoid: prednisolone, prednisone, methylprednisolone.
– Sử dụng thuốc giảm miễn dịch khác: Trong trường hợp đáp ứng kém với corticoid, kháng corticoid hoặc chống chỉ định dùng corticoid thì dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như cyclophosphamide, chlorambucil, azathioprine, cyclosporine A hoặc mycophenolate mofetil và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
– Ngoài ra, cần phối hợp để điều trị các triệu chứng và biến chứng khác nếu có.
2. Vì sao người bệnh hội chứng thận hư dễ mất albumin?
Ở người bình thường, albumin có kích thước lớn hơn các lỗ màng ngăn ở cầu thận và cả hai đều mang điện tích âm, nhưng khi thận suy yếu các lỗ trên màng lọc của thận to ra, điện tích âm mất dần đi khiến albumin dễ dàng thoát ra ngoài qua nước tiểu. Đây là hiện tượng trong nước tiểu chứa albumin, hay còn gọi là tình trạng tiểu ra đạm.
Để biết hội chứng thận hư nên ăn gì để bù lượng albumin bị thất thoát, hãy cùng theo dõi mục 3 của bài viết.
3. Hội chứng thận hư nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng của người bị hội chứng thận hư cần dựa trên nguyên tắc là giảm phù, hạ huyết áp và đủ chất dinh dưỡng,… Cụ thể, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như:
Thực phẩm giàu chất đạm
Đạm cần thiết cho cơ thể hoạt động mỗi ngày. Đạm bao gồm có trong đạm động vật như thịt nạc màu nhạt, thịt gia cầm, cá, tôm, cua, trứng, sữa,… và đạm thực vật như: đỗ tương, các loại hạt, súp lơ xanh, giá đỗ, gạo, mì,….
Nhưng lưu ý là chỉ bổ sung ở mức độ vừa phải, cụ thể khoảng 0.7g/kg cân nặng/người/ngày.
Ví dụ như nếu bạn nặng 50kg thì 0.7×50=35g đạm/ngày. Việc thừa đạm sẽ khiến thận làm việc quá sức để có thể lọc hết cặn bã và độc tố được tạo ra làm thận ngày càng suy yếu hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu protein
Protein bị thất thoát ra bên ngoài rất nhiều do thận hư nên không thể hấp thụ lại được. Để bù cho lượng protein bị thất thoát này thì bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn hằng ngày.
Những thực phẩm giàu protein bao gồm trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, súp lơ, chà là, chuối, ngô,…
Bổ sung chất béo không bão hòa
Mặc dù không cần nhiều nhưng chất béo là chất thiết yếu cho cơ thể và chức năng của thận. Chất béo không bão hòa có trong dầu cá hồi, dầu đậu tương, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu hạt nho,… hoặc có trong các loại hạt, các loại bơ, các loại đậu,…
Lưu ý là không dùng các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa bởi chúng chứa nhiều cholesterol gây hại cho cơ thể. Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa là mỡ động vật, nội tạng động vật,…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng lọc và đào thải độc tố của thận. Trong đó, đặc biệt là vitamin D và sắt giúp người bệnh có phản ứng tốt hơn với quá trình điều trị.
Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm rau xanh, củ quả có màu sắc đỏ hoặc cam như: măng tây, dưa chuột, dưa hấu, cần tây,…
4. Hội chứng thận hư nên kiêng ăn gì?
Để kết quả điều trị là tốt nhất người bị hội chứng thận hư nên kiêng những thực phẩm sau:
Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều muối
Muối khiến cơ thể giữ nước, tăng thêm gánh nặng làm việc cho thận cũng như tăng tình trạng phù ở bệnh nhân bị bệnh thận.
Kiêng ăn những thực phẩm chứa muối tuyệt đối hoàn toàn nếu cơ thể phù to. Chỉ ăn từ 2 – 5g muối/ngày nếu phù ít.
Ngoài ra, nên lưu ý rằng một số loại thực phẩm như đồ đóng hộp, chả giò, thịt xông khói, bánh mì,… cũng chứa một lượng muối nhất định, vì vậy nếu bạn bị bệnh thận bạn không nên ăn nhiều đồ ăn đóng hộp và thức ăn nhanh đâu nhé!
Kiêng các gia vị kích thích
Các loại thực phẩm chế biến nhiều gia vị kích thích như tiêu tỏi, hành, ớt, giấm chua,… chúng làm tăng huyết áp và khiến quá trình làm việc của các cơ quan tiêu hóa khó khăn hơn, không tốt cho các bệnh nhân.
Ngoài ra, người bị hội chứng thận hư thứ phát nên kiêng ăn các loại thực phẩm muối chua, đóng hộp, các loại mứt hoa quả sấy khô,…
Hạn chế tối đa rượu bia và các chất kích thích
Không chỉ riêng những người bị suy giảm chức năng thận hoặc thận bị hư tổn mới phải kiêng rượu bia và các chất kích thích mà tất cả người bệnh dù là mắc căn bệnh nào đi nữa cũng nên tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
Trong rượu bia và các chất kích thích chứa nhiều thành phần độc hại như nicotin trong ma túy, cồn trong bia rượu, ga trong nước ngọt,… Các chất này có thể làm vỡ cấu trúc các cơ và mạch máu tại thận, khiến tình trạng hội chứng thận hư ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Không sử dụng các thực phẩm chứa nhiều cholesterol
Cholesterol là chất béo có hại, có thể tồn tại trong máu gây ra các vấn đề về tim mạch và bệnh lý thận. Đặc biệt, khi người bệnh bị hội chứng thận hư có thể gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid dẫn tới dư thừa cholesterol.
Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng các thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, bơ, mỡ, các loại đồ ăn đóng hộp, các loại thức ăn nhanh và những thực phẩm chiên, rán, xào…
Tránh sử dụng các loại hoa quả nhiều kali
Các loại hoa quả nhiều kali là chanh, cam, mận, chuối, dứa… Đây là những loại hoa quả cần tránh để ngăn ngừa tình trạng vô niệu, thiểu niệu ở người bị bệnh thận.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần bổ sung thêm nhiều loại hoa quả khác để cân bằng dinh dưỡng.
5. Sữa dành cho người bị hội chứng thận hư
Ngoài những thực phẩm nên ăn thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến các loại đồ uống, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho quá trình tiêu hóa và đào thải độc tố qua đó hỗ trợ chức năng thận rất tốt, một số loại sữa tốt cho người bệnh thận hư là:
- Sữa chua: Sữa chua là loại đồ ăn quen thuộc vào ngày hè và các ngày nắng nóng. Trong thành phần của sữa chua chứa canxi, vitamin C,D, Kẽm,… giúp chống lão hóa, cải thiện độ đàn hồi cho da, đặc biệt là tham gia vào quá trình hoạt động của hệ bài tiết, rất tốt cho thận.
- Sữa tươi không đường: Người bị hội chứng thận hư nên uống các loại sữa tươi không đường. Mặc dù đối với một số người, sữa không đường có thể khó uống hơn so với sữa tươi có đường, nhưng sữa tươi không đường lại rất tốt cho những người đang gặp vấn đề về suy giảm chức năng thận.
6. Lưu ý về thực đơn cho người bị thận hư
Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung và những thực phẩm cần tránh cho người bị thận hư, người bệnh cần lưu ý những thông tin sau về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo việc ăn uống tốt nhất cho sức khỏe:
- Nên uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Đối với người bệnh thận, cần hạn chế ăn mặn và kiêng muối trong khẩu phần ăn. Người bị thận hư chỉ nên dung nạp khoảng 1 đến 2 gram muối mỗi ngày.
- Nên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp thay vì dùng các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Đảm bảo đủ lượng calo cho cơ thể và bổ sung đạm ở mức độ vừa phải.
- Chỉ nên hấp thụ từ 20 đến 25gr chất béo thực vật.
- Người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống với các phương pháp điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi hội chứng thận hư nên ăn gì? Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí, từ đó kiểm soát bệnh trạng được hiệu quả hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư