[Xem ngay] Người bị suy thận có uống được sữa đậu nành không?
Nội dung bài viết
Đối với người bị suy thận có uống được sữa đậu nành không là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Sữa đậu nành là một loại thực phẩm quen thuộc và nhiều dưỡng chất, được nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng GHV KSol khám phá xem đối với người bị suy thận có uống được sữa đậu nành không?
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Cô Nguyễn Thị Lan và cuộc chiến với ung thư buồng trứng
- Giải đáp: Người bị suy thận ăn xoài được không
- [Xem ngay] Ăn đào suy thận – Sự thật cần biết là gì?
1. Những lợi ích từ sữa đậu nành nguyên chất
Sữa đậu nành được chế biến từ loại đậu tương nguyên chất, sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, giúp cải thiện sức khỏe một cách đáng kể, phòng ngừa nguy cơ bị rối loạn mỡ máu và bệnh đột quỵ… Không những thế, trong thành phần của đậu nành nguyên chất ngoài giàu protein thực vật còn có chứa các axit béo, chất xơ, các vitamin và khoáng chất có tác dụng cung cấp năng lượng và tăng cường khả năng hoạt động cho cơ thể. Dưới đây là những lợi ích đối với sức khỏe mà sữa đậu nành nguyên chất có thể đem lại:
- Cải thiện quá trình chuyển hóa lipid: Do sữa đậu nành không chứa cholesterol có hại cũng như các axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa trong sữa đậu nành. Vậy nên sử dụng sữa đậu nành có thể hỗ trợ tác dụng ức chế sự vận chuyển cholesterol đi vào máu.
- Tăng cường các hoạt động của mạch máu: Axit béo omega-3 và omega-6 giúp bảo vệ mạch máu tránh khỏi những tổn thương và xuất huyết.
- Hỗ trợ quá trình giảm cân: Sữa đậu nành có khả năng ức chế quá trình hấp thu chất béo vào trong đường ruột, chứa nhiều chất xơ và giúp cho người dùng có cảm giác no lâu hơn.
- Ngăn ngừa bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt: Sữa đậu nành rất giàu phytoestrogen – là một hormone thực vật có tác dụng ức chế quá trình sản xuất testosterone ở nam giới. Nhờ đó giảm nguy cơ bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
- Giảm bớt các triệu chứng của tiền mãn kinh, mãn kinh: Phytoestrogen có thể thay thế chức năng của estrogen hiệu quả, có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm bớt các triệu chứng của tình trạng tiền mãn kinh, mãn kinh
- Ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương: Phytoestrogen có trong sữa đậu nành giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, vitamin D của cơ thể và ngăn chặn sự mất đi khối lượng xương đáng kể.
2. Bệnh nhân bị suy thận có uống được sữa đậu nành không?
Với nhiều công dụng đối với sức khỏe như đã kể trên thì liệu bệnh nhân bị suy thận có uống được sữa đậu nành hay không luôn là sự thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân suy thận.
Theo các chuyên gia, người bệnh suy thận không nên sử dụng sữa đậu nành trong chế độ dinh dưỡng. Bởi vì những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nên cần được xây dựng một chế độ protein thấp, cho dù là protein động vật hay thực vật.
Trong khi sữa đậu nành và một số sản phẩm từ đậu nành khác lại rất giàu protein. Các chất chuyển hóa từ đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, gây nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân. Không những thế, trong sữa đậu nành nguyên chất còn chứa hàm lượng canxi và kali tương đối cao. Đặc biệt là canxi trong đậu nành ở dưới dạng muối canxi oxalat rất dễ tạo ra sỏi thận, càng gây nguy hiểm đối với các bệnh nhân bị suy thận.
3. Một số lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
Như vậy, người bị suy thận được khuyến cáo là không nên uống sữa đậu nành. Còn đối với những đối tượng khác, sử dụng sữa đậu nành nguyên chất, được chế biến sạch sẽ đúng với các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng sữa đậu nành:
3.1. Sữa đậu nành làm từ đậu tương nguyên chất cần được chế biến kỹ
Trong thành phần của đậu nành có hợp chất saponin – là chất có khả năng tạo bọt được ứng dụng làm xà phòng trong các ngành công nghiệp. Hợp chất saponin sẽ phá vỡ, phá hủy khi được nấu chín với nhiệt độ cao. Đó là lời giải thích cho tình trạng khi nấu sữa đậu nành sẽ thường thấy bọt xuất hiện nhiều trên bề mặt.
Lúc này, nên vớt bỏ lớp bọt đi đi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đối với những trường hợp khi sữa đậu nành chưa được nấu chín kỹ, saponin sẽ vẫn còn tồn tại trong sữa. Trong khi sử dụng sẽ có nguy cơ gây ra các rối loạn chuyển hóa protein, kích ứng đường tiêu hóa và có thể dẫn đến ngộ độc.
3.2. Không sử dụng sữa đậu nành làm từ các nguyên liệu không rõ nguồn gốc
Sữa đậu nành nguyên chất sẽ rất nhanh bị hỏng. Khi để sữa đậu nành nguyên chất ở dưới nhiệt độ thông thường sẽ rất nhanh hỏng, chỉ sau khoảng 2 đến 3 tiếng. Việc các loại sữa đậu nành được bày bán ở khắp các vỉa hè hàng ngày, mỗi giờ sẽ không đảm bảo được chất lượng sữa cũng như không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Rất nhiều công thức làm sữa đậu nành được lưu truyền tràn lan, được bán rất rẻ và phổ biến ở các vỉa hè. Đối với những loại này, sữa đậu nành sẽ không đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, việc chạy theo doanh thu, lợi nhuận cũng sẽ khiến cho những người bán sử dụng các thành phần không rõ nguồn xuất xứ như là: Kem béo, hương đậu nành tổng hợp, hương bột ngô, đường hóa học và các loại hóa chất bảo quản… Việc sử dụng những loại sữa đậu nành không đảm bảo chất lượng này theo thời gian, sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe rất cao. Những chất béo hóa học có thể dẫn tới tình trạng bị rối loạn lipid máu, làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Không những thế, những gốc vô cơ có trong các thành phần của các chất không rõ nguồn gốc xuất xứ có nguy cơ lắng đọng nhiều trong gan và thận, làm nguy hiểm hơn tình trạng suy thận của người bệnh. Ngoài ra, các gốc axit còn làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan và tụy…
4. Gợi ý 6 loại thực phẩm từ đậu nành tốt cho người suy thận
Mặc dù người bị suy thận không uống được sữa đậu nành nguyên chất. Nhưng điều đó không có nghĩa bệnh nhân suy thận không sử dụng được bất kỳ loại thực phẩm nào từ đậu nành. Một số loại chế phẩm từ đậu nành mà người bệnh suy thận có thể tham khảo sử dụng đó là:
4.1. Edamame
Edamame là loại đậu nành lớn được thu hoạch khi mà hạt vẫn còn xanh, thường được đông lạnh ở trong vỏ và được phục vụ như là một món khai vị. Trong edamame có chứa lượng protein dồi dào, nhiều chất xơ, choline có lợi cho sức khỏe…
4.2. Protein đậu nành
Protein đậu nành là những gì còn lại sau khi phần dầu đậu nành được loại bỏ khỏi hạt đậu nành. Nó được thêm vào protein hoặc các sản phẩm thanh năng lượng, protein lắc và ngũ cốc, được bán ở trong hộp dưới dạng bột protein đậu nành.
4.3. Tempeh
Tempeh là một loại bánh có hương vị rất hấp dẫn, được làm từ đậu nành nguyên hạt kết hợp cùng với gạo hoặc hạt kê, sau đó thì lên men. Món ăn này có thể được nướng hoặc thêm vào một món xào hoặc món hầm.
4.4. Protein đậu nành kết cấu (TSP)
Còn được gọi với tên gọi khác là protein thực vật có kết cấu (TVP) hoặc thịt đậu nành. TSP thường được sử dụng để thay thế cho các loại thịt trong các món bánh mì kẹp thịt, xúc xích đậu phụ,…
4.5. Đậu phụ
Đậu phụ còn được gọi là sữa đông đậu nành và có nhiều hình dạng khác nhau, từ rất mềm (silken) đến cứng. Đồng thời có thể được chế biến đậu phụ theo nhiều cách, như là hấp, luộc, chiên, nướng, áp chảo… Nên ưu tiên sử dụng các món đậu phụ thanh đạm, ít dầu mỡ.
5. Những đối tượng khác không nên sử dụng sữa đậu nành
Bên cạnh người bị suy thận, thì một số đối tượng khác cũng không nên sử dụng sữa đậu nành để đảm bảo có lợi cho sức khỏe:
5.1. Người bị bệnh viêm dạ dày
Sữa đậu nành không thích hợp cho những đối tượng bị bệnh viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho lượng axit trong dịch vị dạ dày bị dư thừa. Từ đó sẽ rất dễ bị các tình trạng đầy hơi, làm cho tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.
5.2. Người bị bệnh loét dạ dày và viêm thận
Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành, bởi vì một chút đường có trong sữa cũng đủ khiến cho những người bị căn bệnh này gặp phải tình trạng đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khó chịu khác.
Những người bị bệnh viêm dạ dày và suy giảm chức năng thận cần một chế độ ăn Protein thấp. Trong khi đó, sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành lại rất giàu protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận.
5.3. Người bị sỏi thận
Oxalat có trong thành phần của sữa đậu nành sẽ rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra tình trạng sỏi thận. Vì vậy, đối với những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên sử dụng sữa đậu nành.
5.4. Sữa đậu nành không được khuyến cáo sử dụng đối với bệnh nhân bị gout
Ngoài các bệnh nhân bị suy thận, đối tượng tiếp theo không nên sử dụng sữa đậu nành được kể đến là những bệnh nhân gout. Bởi vì bệnh gout là một căn bệnh do rối loạn chuyển hóa purin có trong các thực phẩm giàu đạm gây ra. Bệnh nhân bị gout khi uống sữa đậu nành, nguy cơ purin tạo thành axit uric, làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh sẵn có.
Như vậy, không là câu trả lời cho thắc mắc người bị suy thận có uống được sữa đậu nành không? Thay vì sử dụng sử dụng sữa đậu nành, người bệnh có thể lựa chọn một số sản phẩm khác từ đậu nành để có lợi cho sức khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng