Bí quyết vượt qua nỗi lo hóa trị trong ung thư dạ dày
Nội dung bài viết
Hóa trị trong ung thư dạ dày là một trong những phương pháp điều trị chính của bệnh, nhưng cũng là nỗi ám ảnh của tất cả bệnh nhân và người nhà. Qua bài viết dưới đây, GHV KSOL sẽ cung cấp một số bí quyết để bệnh nhân vượt qua nỗi lo lắng, ám ảnh này.
Xem thêm:
- Tầm soát ung thư dạ dày – Phương pháp phát hiện sớm ung thư dạ dày hiệu quả
- Người bị ung thư dạ dày nên ăn quả gì là tốt cho sức khỏe nhất?
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Khuyến cáo dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
1. Khái quát về phương pháp hóa trị trong ung thư dạ dày
1.1. Hóa trị ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày có nhiều phương pháp để điều trị, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và các yếu tố khác như bệnh mắc kèm, kết quả xét nghiệm,… Các phương pháp chính bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch. Trong đó hoá trị ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng các loại thuốc hay hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn cản các tế bào này phát triển và phân chia.
Các thuốc hóa trị điều trị ung thư dạ dày có thể được đưa vào cơ thể người bệnh qua các đường uống hoặc tiêm truyền.
1.2. Chỉ định hóa trị ung thư dạ dày khi nào? Với mục đích gì?
Phương pháp điều trị bằng hóa trị đối với ung thư dạ dày được sử dụng trong những trường hợp sau:
1.2.1. Hóa trị kết hợp trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u:
Với mục đích nhằm làm cho các khối u nhỏ lại, hóa chất trị liệu sẽ được đưa vào trong cơ thể người bệnh ung thư dạ dày trước khi phẫu thuật. Lúc này phương pháp hóa trị sẽ giúp thu nhỏ và làm chậm sự tăng trưởng của khối u, đặc biệt với các khối u quá lớn giúp bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ dễ dàng.
1.2.2. Hóa trị kết hợp sau phẫu thuật chống tái phát:
Trường hợp bệnh nhân ung thư dạ dày đã được điều trị bằng phẫu thuật, khi có chỉ định áp dụng phương pháp hóa trị sau đó, mục tiêu nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại, giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày tái phát trở lại.
1.2.3. Hóa trị đơn độc hoặc phối hợp giúp điều trị triệu chứng:
Hóa trị liệu đặc biệt phù hợp với giai đoạn ung thư dạ dày đã tiến triển, khi các tế nào ung thư không còn khu trú ở dạ dày nữa mà đã xâm lấn, di căn xa. Bởi hóa chất trị liệu vào máu sẽ lưu hành đến khắp cơ thể, không chỉ gây tác dụng tại dạ dày mà ở tất cả những nơi tế bào ung thư đã lan tới.
Tuy vậy, ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển không thể đặt mục tiêu là điều trị triệt căn như khi dùng hóa trị kết hợp với phẫu thuật ở giai đoạn sớm. Lúc này hóa trị giúp giảm nhẹ các triệu chứng do khối u gây ra vì tác dụng thu nhỏ khối u, làm nó chậm phát triển.
Khi giảm nhẹ được các triệu chứng do khối u gây ra ở giai đoạn này như đau đớn, chảy máu, thủng,… hóa trị đạt hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư dạ dày. Tuy hóa trị đã cho thấy hiệu quả của nó trong việc điều trị ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, nhưng nó cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ trên cơ thể bệnh nhân.
Các tác dụng phụ nhẹ cũng là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn, mất ngủ, táo bón, tiêu chảy… Những trường hợp nặng hơn khi hóa trị còn gây ra đau đớn, trầm cảm, rối loạn tim mạch, rối loạn máu giảm bạch cầu,… Các tác dụng phụ này là nỗi lo lắng, thậm chí ám ảnh khiến nhiều bệnh nhân muốn bỏ cuộc.
2. Bí quyết giúp người bệnh vượt qua nỗi lo hóa trị trong ung thư dạ dày
Các tác dụng phụ của hóa trị đáng sợ đến nỗi nhiều trường hợp người bệnh phải bỏ điều trị giữa chừng. Vì vậy việc giảm nhẹ các tác dụng phụ của hóa trị trong ung thư dạ dày, có một chế độ chăm sóc giúp nâng cao thể trạng, giảm nỗi lo cho bệnh nhân là rất quan trọng và cần thiết. Nó góp phần lớn vào việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
2.1. Bệnh nhân hóa trị bị khô miệng:
Khô miệng là một trong những tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày thường gặp. Cách giảm nhẹ tác dụng phụ này:
- Các loại đồ ăn mềm, lỏng như cháo, súp,… là lựa chọn ưu tiên.
- Miệng bị khô cần được bổ sung nước liên tục, không nên để đến khi khát mới uống. Do vậy người bệnh cần luôn mang nước theo mình.
- Súc miệng thường xuyên từ 4-5 lần mỗi ngày bằng hỗn hợp nửa muỗng cà phê muối hoặc baking soda với một cốc nước, tránh dùng các nước súc miệng có vị cay, có chứa cồn.
- Có thể kích thích tuyến nước bọt bằng cách cho người bệnh nhai kẹo cao su.
- Sử dụng ống hút để uống dễ dàng hơn khi khó uống bằng cốc như bình thường.
- Người bệnh cần tránh sử dụng thức ăn và đồ uống có hàm lượng đường cao.
2.2. Bệnh nhân hóa trị bị viêm loét miệng, đau miệng:
Bệnh nhân ung thư dạ dày đang hóa trị có thể ăn uống rất khó khăn do gặp phải các triệu chứng viêm, loét, chảy máu. Để làm thuyên giảm các triệu chứng này, chọn các thức ăn phù hợp bên cạnh việc chăm sóc răng miệng cẩn thận là các vấn đề bệnh nhân cần chú ý.
- Để giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn và hạn chế nhai thì cần ăn thức ăn mềm, nhẹ, lỏng.
- Các thực phẩm giàu protein và calo cần được ưu tiên tăng cường trong khẩu phần.
- Tránh đồ ăn mặn, cay, đồ muối chua, dấm… vì tác động làm nặng thêm vết loét.
- Tránh các đồ ăn cứng, khô làm tổn thương vết loét như: bánh quy giòn, bánh mì ổ,…
- Tránh đồ ăn có thành phần từ cam hoặc khoai tây.
2.3. Bị buồn nôn và nôn ọe:
Để tránh buồn nôn và nôn ọe, người bệnh cần:
- Tránh sau khi ăn đã nằm ngay, khi ăn không nên uống nước ngọt, không ăn hoặc uống quá nhanh.
- Trước hóa trị không nên ăn quá no, nên ăn trước đó ít nhất 2 giờ.
- Các thức ăn nặng mùi, chiên rán nhiều dầu mỡ, các thực phẩm cay, nóng hay quá ngọt cần tránh.
- Nhiều thức ăn khó tiêu ở các bữa chính có thể thay bằng các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa.
- Trong khoảng một tiếng sau ăn nên nằm dựa nhưng phần thân trên thẳng hoặc ngồi thẳng người được càng tốt.
- Tránh những mùi vị khó chịu gây buồn nôn bằng cách trước và sau ăn đều súc miệng sạch sẽ.
- Trong ngày cần luôn bổ sung nước thường xuyên, đều đặn.
2.4. Mất vị giác, ăn không ngon:
Triệu chứng bị thay đổi vị giác, chán ăn, ăn không ngon,… bệnh nhân đang điều trị bằng hóa trị cũng rất hay gặp. Để khắc phục nỗi lo này, người bệnh nên:
- Bổ sung nhiều protein từ thực vật như các loại rau, đậu hũ, đậu…
- Chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn trong ngày, mỗi lần ăn một ít thay vì ăn 3 bữa chính.
- Thay thế bằng phô mai, thịt gà, trứng và cá nếu khi ăn thịt heo cảm thấy có vị đắng.
- Xây dựng trước thực đơn cung cấp đủ năng lượng và protein đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các bữa ăn hàng ngày và cần phù hợp với khẩu vị của người bệnh.
- Nếu người bệnh không bị đau miệng, viêm loét miệng thì cần ăn các trái cây thuộc họ cam như cam, bưởi, quýt,…
- Kích thích vị giác bằng cách bổ sung các món ăn mới, nấu ăn nhiều màu sắc.
- Nên để đồ ăn nguội bớt rồi ăn, hạn chế ăn đồ quá nóng.
2.5. Bệnh nhân hóa trị bị tiêu chảy:
Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân ung thư dạ dày đang hóa trị có thể mệt mỏi, mất nước gây ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị. Có thể áp dụng các cách sau để giảm nhẹ tác dụng phụ này:
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, nhưng người đang tiêu chảy cần tránh các thực phẩm này vì dễ kích thích ruột gây tiêu chảy thêm. Bên cạnh đó, cần tránh đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các món nóng, cay.
- Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà, thuốc lá, socola,… Tránh các đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Súp lơ, bắp cải, bông cải xanh, rau họ cải đều cần hạn chế. Không ăn các loại trái cây sấy, đầu và hạt mầm.
- Trong thời gian bị tiêu chảy thường bị mất điện giải, bổ sung lượng muối và kali bị mất đi bằng ăn thêm chuối và uống các đồ uống có chất điện giải, oresol.
- Sau khi đi đại tiện lỏng nên uống một cốc nước. Uống nhiều nước trong ngày, nên uống nước để nguội.
2.6. Bệnh nhân hóa trị bị táo bón:
Bệnh nhân ung thư, đặc biệt là bệnh nhân đang hóa trị rất hay bị táo bón. Có thể giảm nhẹ tình trạng này bằng các cách sau:
- Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng nếu sức khỏe cho phép (nên tham khảo ý kiến của bác sĩ).
- Giúp nhuận tràng tốt hơn bằng bổ sung chất xơ từ các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây.
- Người bệnh cần uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày, có thể từ nước lọc, nước ép rau quả hoặc nước canh, súp.
2.7. Bạch cầu thấp
Bệnh nhân ung thư dạ dày điều trị bằng hóa trị có thể bị giảm bạch cầu, tình trạng này dễ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Cần thực hiện các việc sau để khắc phục vấn đề này:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên.
- Thực hiện đúng quy trình rã đông thực phẩm: rã đông đúng cách trong tủ lạnh, không phải ở nhiệt độ phòng, ngay sau khi rã đông thực phẩm cần được nấu luôn.
- Tránh tiếp xúc với những người có bệnh truyền nhiễm, tránh nơi đông người dễ lây bệnh.
- Trước khi mua và sử dụng thực phẩm cần lưu ý kiểm tra hạn dùng.
- Trái cây bị hư hỏng, lên men, dập,… không nên sử dụng nữa.
- Ăn đồ chín, không ăn đồ sống hoặc tái. Loại thức ăn nóng cần được giữ nóng, đồ lạnh cần luôn lạnh.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: không để gần đồ chín với đồ sống. Thức ăn thừa cần được bảo quản trong tủ lạnh 2 giờ sau khi nấu và sử dụng trong vòng 24 giờ.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Với những kiến thức được cung cấp khá chi tiết trong bài, hi vọng đã mang lại các bí quyết để bệnh nhân và người nhà vượt qua được nỗi lo khi hóa trị trong ung thư dạ dày.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng