[Góc tư vấn] Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước hay không?
Nội dung bài viết
Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước hay không là nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh. Bởi vì cung cấp thiếu hay thừa nước cho cơ thể đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, GHV KSol thực hiện bài viết này để giải chi tiết về vấn đề viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không.
XEM THÊM:
- Riêng tư: Đứa con bất hiếu
- [Mách bạn] Các loại thuốc chữa viêm cầu thận thường dùng hiện nay
- [Đừng bỏ lỡ] Giải đáp: Tại sao viêm cầu thận gây tăng huyết áp và phù?
1. Tìm hiểu về bệnh viêm cầu thận
Viêm cầu thận được đặc trưng bởi tình trạng tổn thương viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu ở trong thận. Bệnh này có thể xuất hiện đơn độc hoặc cũng có thể đi kèm với bệnh thận hư.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, có thể thấy những lý do rõ nhất đó là:
- Viêm cầu thận sau khi bị viêm họng do liên cầu.
- Do lupus ban đỏ hệ thống.
- Hội chứng Goodpasture, u hạt Wegener, u đa nút động mạch…
Những dấu hiệu cần chú ý
Một số những dấu hiệu của bệnh viện cầu thận thường gặp đó là:
- Nước tiểu xuất hiện nhiều bọt do có nhiều protein niệu.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi do có thể bị thiếu máu hoặc suy thận;
- Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường. Nếu nước tiểu có màu hồng thì đó là biểu hiện của sự xuất hiện của hồng cầu trong nước tiểu.
- Chỉ số huyết áp và cholesterol cao.
- Phù nề ở mặt, chân, tay, bụng do nước tích tụ.
2. Viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không?
Đa số người bệnh đều có chung thắc mắc là viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không hoặc là uống nước như thế nào thì đủ và đúng cách. Bởi vì rất nhiều người sợ uống nhiều nước sẽ khiến cho thận càng yếu hơn. Nhưng uống ít nước thì lại sợ cơ thể thiếu nước. Vậy câu trả lời cho vấn đề này là gì?
Trên thực tế, với người bệnh viêm cầu thận thì việc bổ sung quá nhiều hay quá ít nước đều có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận. Ví dụ như:
- Khi uống nhiều nước sẽ gây áp lực cho chức năng thận dẫn đến thận phải làm việc quá tải. Theo thời gian kéo dài sẽ khiến thận càng trở nên suy yếu hơn, cơ thể mệt mỏi, loãng máu, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng của não bộ.
- Còn đối với uống ít nước sẽ khiến cơ thể thiếu nước và làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận. Điều này sẽ dẫn đến thận không đủ mạnh để đào thải chất cặn bã ra ngoài, lâu ngày gây nhiễm độc cơ thể. Thiếu nước không chỉ gây hại cho thận mà còn khiến ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận khác, gây như suy giảm chức năng của não bộ, hay mệt mỏi, dễ kích động, nổi nóng, hoa mắt, chóng mặt…
Do đó theo các chuyên gia, nguyên tắc chung việc sử dụng nước với những người bị viêm cầu thận nói riêng và bị bệnh thận nói chung là phải bổ sung đủ nước cho cơ thể, trung bình khoảng 2,5 lít nước/ngày. Nhưng cần lưu ý với người bệnh viêm cầu thận thì cần phải kiểm soát chặt chẽ lượng nước đưa vào cơ thể. Người bệnh không nên uống nước quá mức cho phép để tránh gây áp lực cho thận.
Trong giai đoạn mắc bệnh viêm cầu thận, việc bổ sung nước cho cơ thể cần phải đảm bảo cân bằng giữa lượng nước nạp vào và lượng nước đào thải ra ngoài. Theo đó, nước được bổ sung vào cơ thể qua các loại nước uống, nước canh, súp và nước chuyển hóa từ thức ăn (rơi vào khoảng 300ml/ngày) hay dịch truyền (nếu có). Còn lượng nước đào thải ra bao gồm nước tiểu trong một ngày, mồ hôi, nước thoát ra qua phân và hơi thở (khoảng 500ml/ ngày).
Kết luận lại, với người bệnh viêm cầu thận thì không cần uống nhiều hay ít nước hơn so với bình thường. Điều cần làm đó là người bệnh cân bằng giữa lượng nước cần thiết cho cơ thể mà không gây áp lực quá mức lên thận là được.
3. Cách uống nước hiệu quả cho người bị viêm cầu thận
Với người bị viêm cầu thận cần tuân thủ đảm bảo bổ sung 2-2,5l nước/ngày và một số cách uống nước sau:
Uống thành từng ngụm nhỏ
Không chỉ người bị bệnh thận mà người bình thường cũng nên áp dụng cách uống nước thành từng ngụm nhỏ này. Đầu tiên, bạn nên uống một ngụm nhỏ khoảng 200ml, ngậm ở trong miệng vài giây để nước ngấm vào khoang miệng rồi mới từ từ nuốt xuống.
Đó là bởi vì theo các chuyên gia, dựa vào cơ chế phản hồi sinh học của cơ thể, khi nước ngấm vào khoang miệng sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu cho các tế bào trong cơ thể nhận biết có nước đang đi vào và chuẩn bị sẵn sàng hấp thụ hoàn toàn lượng nước này. Nhờ cách uống nước này sẽ giúp cơ thể hấp thụ toàn bộ lượng nước cần thiết đồng thời giảm áp lực cho thận.
Nên uống nước ấm
Việc ưu tiên uống nước ấm và hạn chế uống nước lạnh sẽ hỗ trợ tốt cho các hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột diễn ra trơn tru hơn cũng như kích thích tuần hoàn máu. Không những thế, thường xuyên uống nước ấm còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp mà điển hình là viêm họng.
Không nên đợi khát mới uống
Việc bổ sung nước sẽ diễn ra trong cả ngày, không phải ở một thời điểm cố định hay phải sau một hoạt động nào đó. Nước tiêu hao nhanh trong quá trình con người luôn luôn hoạt động thường xuyên. Vậy nên, đến khi cơ thể có cảm giác khát thì chứng tỏ lượng nước đã tiêu hao quá nhiều. Vậy nên, hãy uống nước liên tục khi bạn cảm thấy cần chứ không nên đợi đến khi cổ họng thật khát mới uống.
4. Gợi ý một số loại nước tốt cho viêm cầu thận
4.1. Viêm cầu thận nên uống các loại nước nào?
Một số loại nước mà người bị viêm cầu thận được khuyến cáo nên ưu tiên sử dụng đó là:
- Nước lọc: Đây là là sự chọn lựa tốt nhất và đơn giản nhất cho tất cả mọi người, kể cả những người bị bệnh viêm cầu thận. Nước lọc có thể giải khát, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và kích thích quá trình đào thải cặn bã, độc tố ở trong máu ra ngoài một cách tốt hơn.
- Các loại nước ép trái cây: Nước ép trái cây không chỉ thơm ngon, dễ uống mà còn giúp bổ sung nước và cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Nhờ đó mà vừa đảm bảo lượng nước cho cơ thể lại vừa tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Nước nhân trần: Là loại nước có khả năng thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chức năng của thận rất tốt. Do đó, người bệnh viêm cầu thận có thể uống nước nhân trần mỗi ngày.
- Nước đậu đen: Trong nước đậu đen có chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ thanh nhiệt, lợi tiểu và đặc biệt cải thiện chức năng của thận hiệu quả.
- Nước râu ngô: Có vị thanh mát, vừa giúp giải khát lại vừa hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và cải thiện các chức năng của thận hiệu quả.
- Nước kim tiền thảo: Thường được dùng với tác dụng lợi tiểu. Nhất là với người đang có các vấn đề về thận thì nước kim tiền thảo sẽ giúp cải thiện chức năng lọc của thận hiệu quả và tăng hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
- Nước chanh: Hàm lượng acid cao trong chanh sẽ giúp làm tăng mức citrate trong nước tiểu. Nhờ đó mà giúp đào thải độc tố, cải thiện chức năng thận tốt hơn cũng như ức chế việc hình thành sỏi thận.
- Trà bồ công anh: Trong thành phần của bồ công anh có chứa các hoạt chất có khả năng làm sạch thận đồng thời cải thiện chức năng thận hiệu quả. Bên cạnh đó, uống trà bồ công anh còn giúp giúp hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm khớp, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu.
4.2. Các loại nước nên tránh khi bị viêm cầu thận
Bên cạnh các loại nước nên uống thì có một số thực uống người bệnh viêm cầu thận nên tránh đó là:
- Cà phê, trà đặc: Những loại thức uống này có thể tăng sự tỉnh táo cho não bộ. Nhưng cafein có trong các loại đồ uống này cũng chính là tác nhân có hại cho thận. Chất này sẽ khiến cho thận đang bị tổn thương càng trở nên yếu hơn. Từ đó gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe cũng như tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khó kiểm soát của viêm cầu thận.
- Rượu bia, đồ uống có chứa cồn, nước ngọt có gas: Tất cả những đồ uống này có khả năng làm tăng áp lực lên toàn các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là thận. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng như suy thận mạn hay mất hoàn toàn khả năng lọc máu.
- Nước muối: Các thức uống có chứa nhiều muối sau khi vào cơ thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh viêm cầu thận càng trở nên nghiêm trọng. Vì khi cơ thể dư thừa muối sẽ làm tăng lượng natri và protein trong máu. Và khi đi qua thận, các chất này sẽ được bài tiết vào nước tiểu gây tổn thương thận.
5. Giải pháp phòng tránh và điều trị bệnh viêm cầu thận
Hiện nay, việc điều trị viêm cầu thận chủ yếu là điều trị các triệu chứng tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Người bệnh nên thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ và lưu ý một số điều sau:
Thay đổi trong chế độ ăn uống, bao gồm:
- Hạn chế lượng muối ăn đưa vào cơ thể để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tình trạng giữ nước, phù và cao huyết áp.
- Giảm bớt lượng đạm và kali để làm chậm lại sự tích tụ các chất thải trong máu.
Bên cạnh đó để ngăn ngừa bệnh cũng như hạn chế việc tăng nặng của các triệu chứng bệnh thì cần lưu ý:
- Kiểm soát lượng đường trong máu cũng như cân nặng của cơ thể ở mức ổn định.
- Phát hiện và điều trị nhanh chóng, kịp thời các bệnh, đặc biệt là đau họng, viêm họng hoặc chốc lở.
- Quan hệ tình dục an toàn để tránh mắc phải những bệnh có thể gây ra viêm cầu thận như HIV, viêm gan B…
- Kiểm soát huyết áp của cơ thể để tránh những tổn thương ở thận do huyết áp cao.
- Vệ sinh sạch sẽ thân thể mỗi ngày, đặc biệt là vùng da và mũi họng.
- Thực hiện tiêm vaccine để phòng ngừa mắc các bệnh liên quan đến viêm cầu thận, trong đó có liên cầu khuẩn.
Hy vọng, qua bài viết này đã giải đáp được cho bạn đọc về câu hỏi viêm cầu thận có nên uống nhiều nước không? Điều quan trọng với người bị viêm cầu thận là hãy cân bằng giữa lượng nước hấp thu và đào thải mỗi ngày của cơ thể.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng