Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe và bệnh trạng?
Nội dung bài viết
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Do đó, ngoài những thực phẩm nên ăn thì người bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe và bệnh trạng? Các bạn hãy cùng GHV KSOL tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua nội dung dưới đây.
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Khi nào thì cần phải mổ
- Người bị viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không?
- Những loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến hiện nay
1. Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm và ảnh hưởng khi xuất hiện các vết loét tại cơ quan này. Vì thế, để không làm các tổn thương ở dạ dày nghiêm trọng hơn, các bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây:
1.1. Viêm loét dạ dày kiêng ăn đồ ăn giàu chất béo
Những đồ ăn, thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao như đồ chiên rán, các món xào,… không tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Bởi chất béo cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc liên tục trong thời gian dài. Điều này càng làm gia tăng các cơn đau do viêm loét dạ dày, thậm chí còn khiến người bệnh khó tiêu, chướng bụng vô cùng khó chịu.
1.2. Viêm loét dạ dày hạn chế ăn ăn thịt đỏ
Khi dung nạp thịt đỏ vào cơ thể, bạn sẽ cảm thấy quá trình tiêu hóa cần nhiều thời gian và khó khăn hơn. Bởi hàm lượng protein trong các loại thịt đỏ là rất dồi dào với hàm lượng axit cao. Do đó, để tiêu hóa được nguồn thực phẩm này, đòi hỏi dạ dày phải tăng tăng tiết dịch axit.
Lượng dịch axit tiết ra nhiều sẽ không tốt cho những người đang có bệnh lý về dạ dày và khiến cho niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tấn công nhiều hơn. Kết quả là các vết loét cũ chưa lành thì lại xuất hiện thêm vết loét mới, khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt ngựa…
1.3. Viêm loét dạ dày kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều muối
Những thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm cơ thể tích nược, huyết áp tăng và kích thích dạ dày. Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, gây nên các hiện tượng buồn nôn, ợ nóng nhiều hơn. Vì thế, không hề tốt cho bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí còn làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Do đó, khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh cần tránh các thực phẩm chứa nhiều muối như đồ hộp, xúc xích, bim bim, mì tôm, đồ nướng, cá khô,…. Đồng thời, chỉ nên sử dụng một lượng muối nhỏ trong chế biến thức ăn hàng ngày.
Xem thêm >>> Hóa trị liệu ung thư dạ dày – Tác dụng, hiệu quả và tác dụng phụ?
1.4. Viêm loét dạ dày kiêng ăn trái cây giàu axit
Trái cây giàu axit không tốt cho người bị viêm loét dạ dày như cam, chanh, bưởi, dâu tây, cóc, me, xoài, mận… Những trái cây này rất giàu axit tự nhiên nên khi đưa vào cơ thể sẽ làm gia tăng lượng axit ở dạ dày, gây bào mòn dạ dày và khiến những vết loét ở niêm mạc ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, dung nạp trái cây nhiều axit còn khiến bao tử cồn cào, làm các cơn đau từ nhẹ đến dai dẳng không hề thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn.
1.5. Viêm loét dạ dày kiêng ăn thực phẩm cứng, khó tiêu
Để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày thì cần phải để dạ dày có nhiều thời gian nghỉ ngơi nhằm phục hồi các tổn thương. Để làm điều này, người bệnh cần tránh các đồ ăn, thực phẩm cứng, khiến dạ dày phải nghiền nát, co bóp nhiều như:
- Các loại rau củ mà có chứa quá nhiều chất xơ như rau củ quá già…
- Các đồ ăn cứng như đồ nướng, cơm rang,…
- Những trái cây còn xanh cứng như táo, cóc, ổi, xoài…
- Những loại thịt có nhiều gân sụn…
Bởi các thực phẩm khó tiêu sẽ gây áp lực cho dạ dày, buộc cơ quan này phải hoạt động với thời gian nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Khi dạ dày co bóp nhiều, đồng nghĩa lượng dịch vị axit tiết ra nhiều hơn và khiến cho các vết loét ngày càng nghiêm trọng, khiến bệnh trạng nặng nề hơn.
1.6. Viêm loét dạ dày kiêng ăn những trái cây có tính nóng
Một số triệu chứng điển hình của người bị viêm loét dạ dày là đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua… Trong khi đó, các trái cây có tính nóng như nhãn, vải, sầu riêng, chôm chôm vừa gây nóng trong người vừa chứa nhiều đường, chất béo sẽ khiến người bị dạ dày càng tăng triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Vì thế, người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế những trái cây có tính nóng để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.
1.7. Viêm loét dạ dày kiêng ăn thực phẩm cay nóng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đồ ăn cay nóng sẽ làm nghiêm trọng hơn các vết loét và tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Cộng thêm việc dạ dày sẽ bị kích thích khi cơ thể dung nạp các thực phẩm cay nóng. Điều này, càng khiến niêm mạc dạ dày bị tấn công bởi axit và làm cho các cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.
Do đó, nếu còn đang thắc mắc viêm loét dạ dày kiêng ăn gì thì những đồ cay nóng là một trong những câu trả lời không nên bỏ qua. Người bệnh nên tránh các thực phẩm như ớt, hạt tiêu, sa tế… trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh và tránh để các vết loét lan rộng, nhiều hơn.
Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày cũng nên tránh các đồ muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi. Hay các đồ ăn lạnh, thực phẩm quá nóng, chocolate đều không tốt cho dạ dày.
Xem thêm >>> Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
2. Người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng?
Ngoài xác định viêm loét dạ dày kiêng ăn gì thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ dinh dưỡng dưới đây để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn:
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Chỉ nên ăn vừa đủ mà không nên ăn quá no. Tuy nhiên, cũng không nên để bụng quá rỗng vì đều gây bất lợi cho dạ dày, nhất là những người đang bị viêm loét dạ dày.
- Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhưng là các loại nước tốt cho sức khỏe như nước ép rau củ, nước lọc, nước canh, nước đun sôi để nguội. Tránh sử dụng đồ uống có cồn, caffeine, nước ngọt có gas, nước ngọt đóng chai.
- Trong quá trình chế biến nên chú ý thái nhỏ thực phẩm và chế biến chín kỹ, tăng cường các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp…
- Tập trung vào bữa ăn, tránh tình trạng vừa ăn vừa xem phim, đọc báo…
- Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cùng tập luyện thể thao, sinh hoạt điều độ song song với các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày để đạt hiệu quả cao.
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì và một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh đã được chia sẻ trên đây. Hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để sớm điều trị thành công viêm loét dạ dày.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng