Xạ trị là gì?Những điều cần biết về phương pháp xạ trị ung thư
Nội dung bài viết
Xạ trị là phương pháp được chỉ định để điều trị các bệnh về ung thư nhằm kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, xạ trị còn có mục đích là làm giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy xạ trị là gì? Xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của GHV KSOL nhé.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- So sánh phương pháp hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn?
- Chế độ ăn cho người ung thư trong giai đoạn xạ trị như thế nào chuẩn?
Xạ trị là gì? Tổng quan về xạ trị ung thư
Xạ trị được sử dụng rất nhiều trong các phác đồ điều trị bệnh ung thư hiện nay. Đây là phương pháp điều trị bệnh ung thư mang lại hiệu quả cao, ở những giai đoạn sớm của bệnh có thể giúp chữa khỏi bệnh hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng ở những giai đoạn muộn.
Xạ trị là gì?
Xạ trị là phương pháp sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… chiếu lên vị trí các tế bào ung thư nhằm tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư, giết chết các vật chất di truyền có bên trong nhân của các tế bào khiến chúng không còn khả năng nhân lên và di căn.
Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore, xạ trị được chỉ định cho nhiều loại bệnh ung thư, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc còn thường được kết hợp với phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị để giảm kích thước, ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Những tác dụng của phương pháp xạ trị ung thư
Xạ trị ung thư là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong phác đồ điều trị nhiều loại bệnh ung thư, đặc biệt là ở những giai đoạn sớm sẽ giúp tăng khả năng điều trị khỏi bệnh hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn.
- Xạ trị giúp chữa lành hoặc thu nhỏ kích thước khối u trong giai đoạn sớm: Khi phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu, xạ trị thường được sử dụng để làm nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật. Bên cạnh đó xạ trị kết hợp với các chất phóng xạ sẽ giúp chữa lành các tổn thương do khối u gây ra.
- Xạ trị giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh ung thư ở giai đoạn muộn: Khi phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, các khối u đã lan ra nhiều nơi thì xạ trị sẽ giúp thu nhỏ kích thước của vùng lây lan, giảm các triệu chứng đau, khó nuốt, khó thử do khối di căn chèn vào các cơ quan,…
- Xạ trị ngăn chặn và điều trị bệnh ung thư tái phát.
Các phương pháp xạ trị hiện nay
Hiện nay, có 3 phương pháp xạ trị chính được chỉ định trong các phác đồ điều trị bệnh ung thư đó là xạ trị ngoài, xạ trị áp sát và xạ trị chuyển hóa. Tùy theo từng loại bệnh ung thư, giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xạ trị phù hợp.
- Xạ trị chiếu ngoài: Đây là phương pháp sử dụng tia bức xạ (tia X) từ máy nằm ngoài cơ thể chiếu vào khu vực có khối u thông qua máy gia tốc tuyến tính. Bệnh nhân thường được xạ trị hàng ngày trong vòng vài tuần và được thực hiện trong các lần khám ngoại trú khi đến bệnh viện hoặc trung tâm điều trị.
- Xạ trị áp sát: Là phương pháp sử dụng vật chứa chất phóng xạ đặt vào bên trong khối u hoặc bên trong khoang của cơ thể gần với khối u để nhằm tiêu diệt tế bào. Để đặt nguồn phóng xạ vào đúng vị trí, các bác sĩ có thể dùng các phương pháp như: siêu âm, chụp X – quang hoặc chụp CT để xác định hình ảnh khối u.
- Xạ trị chuyển hoá: Phương pháp được thực hiện bằng việc sử dụng dược chất phóng xạ để đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm hoặc đưa vào các khoang của cơ thể nhằm làm chết các tế bào ung thư.
Xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào?
Mục tiêu của xạ trị ung thư
Xạ trị là phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh ung thư với 2 mục đích chính là điều trị khỏi bệnh hoặc làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
- Tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư, đồng thời bảo vệ, hạn chế những tổn thương khối u lành tính (xạ trị triệt căn).
- Phòng ngừa tái phát hoặc di căn sau phẫu thuật, sau hoá trị (xạ trị dự phòng).
- Thu nhỏ các khối u và giảm đau hoặc giảm các triệu chứng do bệnh ung thư (xạ trị hỗ trợ).
- Xạ trị thường được chỉ định trước khi phẫu thuật để thu nhỏ một khối u hoặc sau khi phẫu thuật để ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư còn sót lại. Đồng thời, giảm chèn ép nhằm tạo sự thoải mái cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối hoặc bệnh nhân tuổi cao, bệnh nhân mắc các bệnh lý khác mà các biện pháp điều trị khác không thể thực hiện được (xạ trị tạm thời, điều trị giảm nhẹ triệu chứng).
- Ở giai đoạn đầu, mục đích của xạ trị ung thư thường được chỉ định để chữa khỏi. Ở giai đoạn cuối, xạ trị thường kiểm soát các triệu chứng, giảm nhẹ bệnh và kéo dài tỷ lệ sống cho người bệnh.
Xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư
Xạ trị thường được chỉ định chủ yếu cho các loại khối u đặc bao gồm:
- Các ung thư vùng đầu và cổ bao gồm: ung thư miệng, ung thư họng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp, ung thư các tuyến nước bọt.
- Các ung thư phụ khoa bao gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung, ung thư nhau thai.
- Các ung thư tiêu hóa: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư ruột già, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng.
- Các ung thư niệu – dục: ung thư thận, ung thư bọng đái, ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn.
- Ung thư hệ tạo huyết: ung thư máu, ung thư hạch lympho (U lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin)
- Ung thư phổi: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Ung thư vú.
- Ung thư xương.
- Ung thư da.
- Một số loại ung thư khác.
Quy trình xạ trị ung thư
Trong phác đồ điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị, bệnh nhân thường trải qua các bước chính bao gồm:
- Bước 1: Thăm khám lần đầu: Lần thăm khám đầu tiên, bệnh nhân sẽ được tư vấn bởi một bác sĩ xạ trị. Bác sĩ xạ trị sẽ: Xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân, thăm khám. Phân tích những kết quả xét nghiệm và phim chụp của bệnh nhân. Sau đó, sẽ giải thích cho bệnh nhân kế hoạch điều trị: số buổi điều trị, số lần điều trị trong một ngày, thời gian của mỗi buổi điều trị, ngày dự kiến cho buổi điều trị đầu tiên. Chuẩn bị cho việc điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Bước 2: Chụp CT mô phỏng (CT – Simulation): Sau khi bác sỹ quyết định điều trị bằng phương pháp xạ trị cho bệnh nhân, bước tiếp theo là tiến hành chụp CT mô phỏng để quét khu vực cần xạ trị, lập kế hoạch cho việc điều trị.
- Bước 3: Lập kế hoạch điều trị: Bác sĩ và kỹ sư y vật lý sẽ lên phác đồ chi tiết về liều lượng, phương pháp xạ trị, thời gian xạ trị phù hợp nhất với người bệnh.
- Bước 4: Buổi điều trị đầu tiên: Trong buổi xạ trị đầu tiên, các bác sĩ sẽ theo dõi sự đáp ứng của cơ thể bệnh nhân đối với phác đồ điều trị để có những cân chỉnh cần thiết trong kế hoạch điều trị lâu dài.
- Bước 5: Xạ trị theo phác đồ: Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị một lần trong ngày, từ thứ 2 đến thứ 6 hoặc có thể kéo dài vài tuần. Các buổi điều trị thường là giống nhau và giống với buổi điều trị đầu tiên nhưng thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.
- Bước 6: Theo dõi quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân: Bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ xạ trị trong suốt quá trình điều trị để theo dõi những tác dụng phụ có thể xảy ra khi xạ trị. Khi có thắc mắc hay câu hỏi có thể trao đổi với bác sĩ xạ trị trong mỗi lần thăm khám.
Xạ trị ung thư có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Xạ trị tác động trực tiếp lên vị trí có khối u ung thư, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng không ít tới các tế bào và mô khỏe mạnh xung quanh, làm phá hủy hoặc biến đổi vật chất di truyền trong chúng gây nên nhiều tác dụng phụ, đăc biệt là đối với xạ trị liều cao.
Các tác dụng phụ khi xạ trị ung thư
Có không ít bệnh nhân được bác sĩ chỉ định xạ trị tỏ ra lo lắng vì không biết xạ trị có gặp tác dụng phụ không? Thực tế, dù ít hay nhiều, từng loại ung thư xạ trị đều gây ra những tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc,…
- Mệt mỏi: Khi xạ trị, hồ cầu bị suy giảm, các tế bào khỏe mạnh xung quanh vị phá hủy khiến bệnh nhân luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cơ thể không có sức sống.
- Tác dụng phụ trên da: Khô da, da bị đóng vảy sau khoảng 4 – 6 tuần xạ trị, trên da nổi ban , nhợ nhạ, rụng lông, rụng tóc.
- Vùng đầu cổ: cảm giác khó chịu vùng miệng, khô miệng, đỏ, viêm loét niêm mạc, đau, chảy máu, mất vị giác khó ăn uống…
- Vùng hầu, thực quản: khó nuốt, nuốt đau, nuốt sặc.
- Viêm họng, ho khan dai dẳng.
- Tăng áp lực nội sọ gây buồn nôn, nhức đầu, thay đổi hành vi…
- Hệ tiêu hóa: Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang.
- Viêm da, teo da, hoại tử da vùng xạ trị.
- Viêm phổi, giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
- Khô miệng, xơ phổi.
- Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…
- Giảm khả năng sinh con, thậm chí là vô sinh.
Các biện pháp giảm tác dụng phụ của phương pháp xạ trị
Với mỗi bệnh nhân, các tác dụng phụ thường không giống nhau. Để giảm tác dụng phụ của phương pháp xạ trị, tùy theo từng tác dụng phụ sẽ có biện pháp khác nhau:
- Giảm cảm giác mệt mỏi: Tiếp thêm máu, uống các loại thuốc tăng sinh hồng cầu, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để giảm triệu chứng mệt mỏi, chán ăn.
- Giảm tác dụng phụ trên da: Sử dụng các loại kem bôi có chứa hydrocortisone hoặc uống thuốc giảm đau để xoa dịu cảm giác đau rát trên da.
- Giảm tác dụng tại vùng miệng: Luôn vệ sinh răng sau các bữa ăn chính bằng kem đánh răng có fluoride không chứa chất mài mòn hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn khó tiêu, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe, nước ngọt,…
- Nếu cảm thấy khó thở nên sử dụng thuốc dãn phế quản hoặc các phương pháp vật lý trị liệu.
- Nếu nôn quá nhiều nên uống thêm các loại nước bù điện giải hoặc truyền dịch để tránh cơ thể bị mất nước.
- Luôn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật.
- Sử dụng thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Fucoidan sulfate hóa cao trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư để làm giảm nhẹ các tác dụng phụ khi xạ trị.
Xạ trị ung thư sống được bao lâu?
Việc sau xạ trị ung thư sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và giai đoạn người bệnh tiến hành các biện pháp điều trị bằng xạ trị cũng như các biện pháp điều trị khác.
Trong những trường hợp nếu được phát hiện sớm, điều trị xạ trị đúng phương pháp và ngay lập tức, bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở đoạn cuối, các biện pháp xạ trị chỉ nhằm giảm sự phát triển khối u tăng thời gian sống cho bệnh nhân, vì ở giai đoạn này tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan và gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng